Thứ sáu 22/11/2024 19:57

Tăng giá điện là để tiến dần đến cơ chế thị trường

Đó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực tại buổi tọa đàm với chủ đề “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía”do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.  

Đúng lộ trình và quy định

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), giá điện được thực hiện theo Quy định 24 của Chính phủ. "Trước khi điều chỉnh, giá điện Việt Nam thấp hơn cả Lào và Campuchia. Sau khi điều chỉnh, giá điện tại Việt Nam bằng với các nước nêu trên và bằng 91% giá điện bình quân của nhiều nước trên thế giới, lần điều chỉnh này (tăng 8,36% từ 20/3) là đúng lộ trình", ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.

Bên cạnh đó, trong lần điều chỉnh tăng giá điện 8,36%, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính để thẩm định từ các thông số đầu vào, giá nhiên liệu, tỷ giá, truyền tải, phân phối... đến giá thành để làm cơ sở cho tăng giá và nhằm tìm ra tác động của tăng giá điện với CPI, lạm phát và giảm GDP.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đinh Quang Tri- Phó tổng giám đốc EVN cho biết, giá điện tăng là nhằm bù đắp phần chi phí sản xuất điện. "Sản xuất than gặp khó khăn nên Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tông Công ty Than Đông Bắc đều có kế hoạch điều chỉnh giá than từ cuối năm 2018 nhưng do giá điện EVN chưa điều chỉnh được nên chúng tôi đã kiến nghị lên Chính phủ đề nghị chậm tăng giá than. Tuy nhiên, tháng 1/2019, hai đơn vị này đã điều chỉnh tăng khoảng 5% so với 2018"- ông Đinh Quang Tri nói.

Ông Đinh Quang Tri thông tin thêm khi giá điện tăng 8,36% kể từ 20/3, hai đơn vị khai thác than tiếp tục tăng giá lên thêm 3% nữa. Điều này khiến chi phí sản xuất điện của EVN phải tăng thêm 5.000 tỷ đồng chi trả.

"Tại thời điểm này, than trong nước cũng không đủ để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. EVN vẫn phải nhập khẩu thêm than ngoại, ước chừng 8 triệu tấn. Than ngoại có giá thành cao hơn. Do vậy, EVN sẽ phải chịu thêm một khoản phí tầm 2.000 tỷ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh", ông Tri nhấn mạnh.

Đánh giá về thời điểm tăng giá điện lần này, ông Cấn Văn Lực cho rằng tương đối phù hợp. Hiện giá cả trên thị trường, giá xăng dầu, giá than trên thế giới gần như không tăng, tạo nên mặt bằng chung ổn định, không quá áp lực về lạm phát. "Cần phải hiểu tăng giá điện là để tiến dần đến cơ chế thị trường. Giá khí, than – cấu phần quan trọng trong sản xuất điện trước đây vẫn còn yếu tố bảo trợ của Nhà nước, đến nay thì không", ông Cấn Văn Lực phân tích.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bạch Thăng Long - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty may 10 cho hay, cả người dân và doanh nghiệp, không ai mong muốn tăng giá điện vì sẽ tạo áp lực cho sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện lần này không tạo bất ngờ cho doanh nghiệp bởi trong thời gian qua, áp lực về chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng, khả năng cung ứng điện gặp nhiều khó khăn đã được nêu rõ. Các DN khi xây dựng kế hoạch hoạt động cũng đã tính đến việc giá điện tăng.

Cũng theo ông Bạch Thăng Long, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Giá điện đã được công khai, minh bạch

Một vấn đề được đặt ra là việc công khai, minh bạch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, kể từ khi ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT đến nay, định kỳ hàng tháng, hàng quý, Bộ Công Thương đã thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương về tỷ giá USD, giá than, giá dầu trong nước và thế giới, giá khí, cơ cấu sản lượng điện mua…

Bên cạnh việc công khai hoạt động sản xuất kinh doanh điện, theo quy định tại quyết định 24, hàng năm, Bộ tiến hành kiểm tra chi phí sản xuất và giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN.

Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, Trên cơ sở báo cáo được kiểm toán, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN với sự tham gia của đại diện: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

"Sau kiểm tra, đoàn công tác đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương và tiến hành họp báo để công khai chi phí giá thành, sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2017 và kết quả kiểm tra này cũng là yếu tố để Bộ Công Thương đưa vào tính toán, kiểm tra và thẩm định phương án giá điện do EVN báo cáo" ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Về phía EVN cũng khẳng định, về minh bạch sản xuất kinh doanh điện để đảm bảo đồng nhất với người dân và tăng giá điện là hợp lý. Bản thân EVN cho hay đã thuê kiểm toán quốc tế hàng đầu thế giới như Deloitte, KPMG, Ernst & Young để kiểm toán hoạt động của mình. "Chúng tôi chuyển đổi báo cáo tài chính thành tiêu chuẩn quốc tế để gửi cho các tổ chức tài chính. Minh bạch toàn bộ hoạt động của EVN để xếp hạng tín nhiệm của EVN trên quốc tế", ông Đinh Quang Tri nói.

Mặc dù nhìn nhận EVN đã có những tiến triển trong việc minh bạch giá điện, sản xuất kinh doanh nhưng chuyên gia Cấn Văn Lực vẫn cho rằng phương thức truyền tải thông tin của EVN còn chưa gần gũi, chưa sát với người dân gây khó hiểu.

Ông nhấn mạnh, muốn minh bạch được thì cần phải có phương thức truyền thông phù hợp. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều đơn vị bên ngoài cùng cung cấp điện, nên yêu cầu minh bạch mà chỉ mỗi mình EVN thực hiện thì rất khó để hiệu quả.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế