Thứ ba 19/11/2024 09:41

Tam Dương - Vĩnh Phúc: Thành công từ đột phá trên vùng đất thuần nông

Từ một huyện thuần nông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Dương đã bứt phá, chuyển động mạnh mẽ với khát vọng trở thành huyện công nghiệp vào năm 2030.

Sản xuất công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Đồng chí Phùng Mạnh Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Dương cho biết, sau gần 25 năm thành lập lại, huyện Tam Dương có những bước tiến ngoạn mục, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đưa Tam Dương vững bước đi lên trong tâm thế mới.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 8,7% (vượt 1,7%); cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng đạt 57% (tăng hơn 4%); thương mại - dịch vụ đạt 21%; có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao… Điểm mới và trọng tâm nhất là Tam Dương hoạch định phát triển công nghiệp là động lực, nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Lãnh đạo huyện Tam Dương báo cáo về quy hoạch, mục tiêu phát triển thời gian tới

Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đến nay, Đảng bộ, chính quyền huyện Tam Dương dồn sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng do tỉnh và huyện đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhằm hợp tác, kết nối giữa huyện với các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) đã và đang được triển khai tích cực, hiệu quả.

Đến nay, Tam Dương được quy hoạch 4 KCN với tổng diện tích đất là 552 ha, gồm: Tam Dương I, khu vực 2, với quy mô 163 ha; Tam Dương I, khu vực 3, với quy mô 176 ha; Tam Dương II, khu A, với quy mô 135 ha; Tam Dương II, khu B2, với quy mô 78 ha. Tất cả các KCN nêu trên đã và đang được khẩn trương xúc tiến với tinh thần cải tiến mạnh mẽ, đồng bộ, thông suốt thủ tục xây dựng, phát triển các hạng mục nhanh nhất, bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Cùng với đó, huyện đã điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển định hướng tới năm 2030 đối với 2 CCN, gồm: CCN Hợp Thịnh với quy mô 47 ha; CCN Hoàng Lâu với quy mô 50 ha, hiện đã được thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, đang tiến hành lập dự án. Bộ Công Thương đồng ý chủ trương quy hoạch 2 CCN là: CCN Duy Phiên với quy mô 75 ha; CCN Hướng Đạo với quy mô 46 ha. Ngoài ra, có 3 CCN đang được huyện đề xuất quy hoạch, với tổng diện tích là 408 ha, gồm: Vân Hội, Hoàng Đan 1, Hoàng Đan 2.

Để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, lãnh đạo huyện Tam Dương cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận về đất đai, cơ chế, chính sách; quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, nâng cao phẩm chất, đạo đức công vụ, nhất là với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Có thể khẳng định, điểm nổi bật trong thời gian qua của huyện Tam Dương là từng bước chuyển đổi từ chính quyền quản lý sang chính quyền vừa quản lý, vừa phục vụ với mục tiêu sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính nhanh gọn, linh hoạt. Chính vì vậy, những năm gần đây, huyện Tam Dương thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu, hợp tác đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của huyện lên hơn 19%/năm. Trong đó, có một số dự án của các nhà đầu tư đã và đang hoạt động sản xuất tại các KCN, góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Cùng với ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, huyện Tam Dương vẫn là điểm sáng của tỉnh Vĩnh Phúc về sản xuất nông nghiệp. Huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Gạo Long Trì, rau quả xanh ở Vân Hội, Kim Long, An Hòa, Hợp Hòa...

Trong lĩnh vực trồng trọt, đã có sự điều chỉnh về cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích những cây có thị trường tiêu thụ thuận lợi và giá trị cao. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất. Đối với cây lúa, diện tích gieo trồng đạt 6.339 ha, trong đó, trên 80% diện tích lúa có năng suất, chất lượng cao. Cây rau màu đạt 1.738 ha, trong đó có 611 ha rau, quả được sản xuất theo mô hình Viet Gap, 168 ha sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ. Mô hình sản xuất hoa, rau, quả công nghệ cao ở thị trấn Hợp Hòa, mô hình sản xuất rau, củ quả theo chuỗi giá trị của các hợp tác xã trên địa bàn huyện và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ổn định, hiệu quả kinh tế cao như: Dưa chuột ở An Hòa, Hướng Đạo, Hợp Hòa; su su, mướp ở Kim Long; rau an toàn Viet Gap ở Vân Hội, Hợp Thịnh...

Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Với lợi thế là địa phương có nhiều đồi gò, đồng cỏ nên tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung ở các xã: Kim Long, Hướng Đạo, Thanh Vân, Hoàng Lâu, Hoàng Hoa... Do vậy, Tam Dương luôn là địa phương có tổng đàn gia cầm cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được phát triển đúng hướng, tiếp tục khẳng định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện. Quy mô chăn nuôi trang trại, gia trại được phát triển nhanh theo hướng liên kết, tập trung nhiều ở các xã: Kim Long, Hướng Đạo, Thanh Vân, Hoàng Lâu, Hoàng Hoa... Đặc biệt, đàn gia cầm của huyện vẫn giữ được tổng đàn nhiều nhất tỉnh Vĩnh Phúc với trên 4.100.000 con. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cao.

Những bứt phá, sáng tạo của huyện Tam Dương cho thấy những quyết sách đúng đắn, quyết tâm rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của huyện không ngừng đổi mới, hành động quyết liệt, từ chiến lược, kiến tạo hành lang phát triển đến các giải pháp ngắn hạn và dài hạn; huy động, khơi thông tối đa mọi nguồn lực, tháo gỡ những nút thắt, “điểm nghẽn”, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Tam Dương phát triển toàn diện, bền vững, trở thành huyện công nghiệp vào năm 2030.

Nguyễn Văn Chiến
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo