Tác động của đại dịch đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của thương mại điện tử B2B

PV

PV

Alibaba.com – một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B vừa công bố khảo sát về các doanh nghiệp nhỏ vượt qua đại dịch.
Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 15% trong năm 2022 Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng

Tác động của đại dịch đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khảo sát được thực hiện từ hơn 1.000 nhà cung cấp B2B trên toàn thế giới. Ban tổ chức đã đưa ra một số câu hỏi như: Đại dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp? Bạn đã làm gì để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong đại dịch? Sau đại dịch, bạn có tin rằng Alibaba.com vẫn có giá trị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không?

Nhìn chung, hơn 55% số người được hỏi cho biết doanh thu của họ giảm sút, và 20% đóng cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, gần 15% số người được hỏi tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh của họ không có gì thay đổi, và 10% cho biết hoạt động kinh doanh của họ tăng lên thay vì giảm sút.

Việc ghi lại cách thức các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu này sẽ trang bị tốt hơn cho các doanh nghiệp, trong quá trình tìm đường vượt qua những cuộc khủng hoảng có quy mô tương tự trong tương lai. Có một vài phương pháp đã được những doanh nghiệp “sống sót” qua đại dịch áp dụng, đó là thương mại điện tử (TMĐT) và số hoá, mở rộng kênh bán hàng, kiểm soát tài chính, đầu tư vào R&D và nhận viện trợ từ chính quyền địa phương.

Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót trong đại dịch
Thương mại điện tử ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Tầm quan trọng của thương mại điện tử trong và sau đại dịch

Là một nền tảng thương mại điện tử B2B toàn cầu, Alibaba.com đã đóng vai trò là nguồn tài nguyên quý giá cho nhiều doanh nghiệp trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Nền tảng này đã giúp các doanh nghiệp chuyển hướng các hoạt động của mình sang trực tuyến để có thể duy trì trong giai đoạn khó khăn.

Alibaba.com đã tổ chức các triển lãm thương mại ảo, và các sự kiện bán hàng kỹ thuật số, nhằm giúp các doanh nghiệp cùng nhau tạo lập nên các mối quan hệ kinh doanh mới.

Thêm vào đó, nền tảng còn cung cấp các công cụ giao tiếp thông minh, tự động dịch các cuộc trò chuyện, giúp phá bỏ rào cản ngôn ngữ, và kết nối nhiều đối tác thương mại tiềm năng với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ từ hoạt động của sàn, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình xác định khách hàng mục tiêu, và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Những công cụ này và nhiều công cụ khác từ Alibaba.com đã giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào không gian kỹ thuật số, và sống sót qua đại dịch.

Ông Uông Thanh Đình - Đồng sáng lập công ty Kaafly Hair, chia sẻ: “Chúng tôi có đơn hàng đầu tiên trong một tuần, và 6 đơn hàng trong một tháng chạy quảng cáo với Alibaba.com. Tỷ suất lợi nhuận của các đơn hàng này là 70%, chúng tôi rất lạc quan với hoạt động kinh của mình tại Alibaba.com”.

Khoảng 55% khách hàng tham gia khảo sát cho rằng thị trường TMĐT như Alibaba.com vẫn có giá trị lớn đối với doanh nghiệp sau đại dịch; và 32% khách hàng cho biết đây là thị trường có giá trị nhất đối với hoạt động của họ. Điều đó có nghĩa là tổng cộng 87% số người được hỏi đã đánh giá tích cực về vai trò của Alibaba.com trong hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hậu đại dịch.

Bà Nguyễn Thị Dung – Giám đốc bán hàng Hộ kinh doanh Phạm Bá Tiến, cho biết: “Alibaba.com đã hỗ trợ chúng tôi bắt đầu xuất khẩu quốc tế vào năm 2016 và kể từ đó, doanh thu của chúng tôi đã tăng lên gấp gần 4 lần. Trong vòng 3 tháng kể từ khi đăng sản phẩm lên Alibaba.com, chúng tôi đã có được khách hàng đầu tiên - một người mua từ Mỹ đã hoàn tất giao dịch mua hàng chỉ sau một giờ”.

Dù ảnh hưởng của đại dịch đang giảm dần theo thời gian và gần như cả thế giới đang hoạt động bình thường, nhưng những bài học trong suốt cuộc khủng hoảng toàn cầu này sẽ đi theo các doanh nghiệp trong nhiều thế hệ kế tiếp. Nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với những thử thách to lớn, nhưng trải nghiệm này đã giúp họ được trang bị tốt hơn để vượt qua các tình huống khó khăn, tiếp tục tiến về phía trước.

Nếu có điều gì tích cực đến từ tình trạng này thì đó chính là sự chuyển hướng sang thương mại điện tử trong thương mại B2B. Quá trình số hoá thương mại B2B mang đến những cơ hội hoàn toàn mới cho người mua và nhà bán hàng từ khắp nơi trên thế giới. Số hoá khiến hoạt động thương mại trở nên dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn, vì các doanh nghiệp có thể kết nối qua internet, mà không cần tham gia trực tiếp các triển lãm thương mại hay những sự kiện khác. Với sự hỗ trợ của Alibaba.com, thương mại B2B toàn cầu đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động