Sức mạnh thương mại điện tử

“20 năm gắn bó với cây na, chúng tôi chưa từng nghĩ có ngày na của mình sẽ được lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Thậm chí, chưa bao giờ nghĩ có một “Gian hàng Việt trực tuyến” giúp những người trồng na vượt qua “đại dịch” nhẹ nhàng mà vẫn đem lại lợi nhuận cao”. Câu chuyện này được nhiều người dân ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.
“Gian hàng Việt trực tuyến”- hỗ trợ gần 30 địa phương tiêu thụ nông sản

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến việc vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Do đó, tham gia giao dịch trên các sàn TMĐT thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất, tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại. Nhìn rộng hơn, đây không chỉ đơn thuần là những hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản ngắn hạn, mà trở thành giải pháp để xóa tình trạng “giải cứu” tự phát hiện nay. TMĐT dần trở thành giải pháp kinh doanh bền vững và là cầu nối đưa nông sản với giá cả tốt đến tận tay người tiêu dùng.

Sức mạnh thương mại điện tử

Là một trong những địa phương ứng dụng TMĐT thành công, ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng bày tỏ, dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhận thức được tầm quan trọng của việc bán hàng trên môi trường số, đến nay, Chi Lăng đã mở trên 8.000 tài khoản cho bà con. Với bước đi này, bà con đã tiếp cận được với hình thức kinh doanh mới trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian vừa qua. “Thông qua các sàn TMĐT, trong mùa na vừa qua, chúng tôi đã tiêu thụ được trên 60.000 tấn na với tổng giá trị 2,6 tỷ đồng” - ông Trường cho biết.

Hay như tỉnh Bắc Giang, nhận thấy những lợi thế tiềm năng từ sàn TMĐT, địa phương đã đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ đẩy mạnh phân phối sản phẩm vải thiều của huyện Lục Ngạn qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT và đã đạt được thành công ngoài sự mong đợi. Sản lượng phân phối qua các sàn TMĐT đạt trên 9.000 tấn với gần 1 triệu đơn hàng, gần gấp 5 lần kịch bản tốt nhất mà tỉnh Bắc Giang xây dựng là khoảng 2.000 tấn tiêu thụ qua TMĐT ngay thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã được xuất khẩu chính ngạch vào EU hưởng những ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Trăn trở với “Gian hàng Việt trực tuyến”, ông Bùi Huy Hoàng - Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục TMĐT và Kinh tế số nhìn nhận, thành công nhất của chương trình là các địa phương đã hào hứng tham gia và triển khai nhanh chóng. Nhưng quan trọng hơn, không những người dân đã vượt qua lũy tre làng mà còn kết nối tình làng nghĩa xóm, ở đâu cũng thấy nói về TMĐT, kinh tế số, trao đổi kinh nghiệm về bán hàng online. Đây là kết quả khả quan trong giải bài toán tiêu thụ nông sản và hướng tới phát triển bền vững. Trong năm 2021, Cục TMĐT và Kinh tế số đã hỗ trợ thành công gần 30 địa phương trên cả nước góp phần hỗ trợ tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản trên nhiều tỉnh, thành phố như: Sơn La, Hải Dương, Bến Tre, Đồng Tháp, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam... Đồng thời, hỗ trợ hàng nghìn DN địa phương tiếp cận chương trình, hàng trăm DN sản xuất Việt đã phát triển kênh phân phối mới, hiện đại trên nền tảng số thông qua TMĐT. Tiêu biểu như: Ngày hội xứ Dừa - Bến Tre; Phiên chợ, Tuần lễ nông sản Việt; na Chi Lăng, bưởi Phúc Trạch… đã được tiêu thụ mạnh trên các sàn TMĐT khác nhau. “Những trường hợp trên là minh chứng thiết thực và rõ nét nhất cho thấy, việc tham gia sàn TMĐT là hướng đi đúng đắn của các địa phương trong tiêu thụ nông sản”- ông Bùi Huy Hoàng hào hứng cho biết.

Vẫn cần thêm trợ lực

Mặc dù “Gian hàng Việt trực tuyến” đã thành công và đem lại hiệu ứng tích cực, nhưng Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải vẫn băn khoăn, trong xu thế hội nhập, việc tham gia vào thị trường TMĐT là hướng đi tất yếu, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến có xu hướng tăng dần đều. Tuy nhiên, ở các địa phương, đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều khoảng trống. Ngay cả với những địa phương có đủ điều kiện để thúc đẩy TMĐT thì thị trường này vẫn chưa thực sự phát triển. Việc huấn luyện cho bà con, các hợp tác xã ở các địa phương làm quen với phương thức TMĐT ban đầu không hề dễ dàng bởi những người bán hàng nông sản chưa quen với mô hình sàn TMĐT do TMĐT chưa phổ cập tới đại đa số nông dân. Tuy nhiên, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực TMĐT, khi ứng dụng thành công mô hình nông sản bền vững, họ sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí ra thế giới với giá thuận lợi nhất. “Người dân đã thẳng thắn chỉ ra với tôi những khó khăn khi bán trên sàn TMĐT, hay các địa phương miền núi sóng internet không được tốt nên quá trình trao đổi với khách hàng dễ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân hạn chế trong sử dụng công nghệ nên quá trình giao dịch đơn hàng trên sàn khó khăn” - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số lo ngại.

Sức mạnh thương mại điện tử
Nhiều đặc sản của tỉnh Sơn La đã được đưa lên sàn TMĐT

Đồng cảm với băn khoăn của Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, bà Nguyễn Thị Lý - Giám đốc hợp tác xã nông sản Chi Lăng (Lạng Sơn) bộc bạch, tuy năm đầu áp dụng bán trên sàn TMĐT còn nhiều hạn chế nhưng sản phẩm được quảng bá, giá cả ổn định hơn. Đó là những điều mà những người làm vườn mong muốn và hi vọng có thể phát triển được lâu dài. Để phát huy những thế mạnh của TMĐT, các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi cần có sự chủ động tìm tòi, kết nối, liên hệ với các đại diện các sàn TMĐT. “Bộ Công Thương khuyến khích các sàn TMĐT tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con và đào tạo kỹ năng bán hàng online cho người dân. Đây là hướng đi bền vững, giúp tiêu thụ nông sản ổn định ngay cả khi dịch Covid-19 làm tắc nghẽn thị trường” - ông Đặng Hoàng Hải nói.

Với những nỗ lực của Bộ Công Thương, địa phương, có thể tin tưởng, rồi đây sẽ không còn câu chuyện người nông dân loay hoay tìm đầu ra tiêu thụ nông sản, trông chờ vào những mạnh thường quân “giải cứu”. Điều này sẽ được thay thế bằng những những “cú chạm” chốt đơn của họ trên môi trường số. Người nông dân Việt đang thoát khỏi lối mòn “lấy cần cù bù thông minh”, không cần phải “trông trời, trông đất, trông mây”, trở nên chủ động và thích ứng hơn với thị trường nhờ TMĐT.

Do tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới còn diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương xác định, thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản. Bên cạnh các kênh xúc tiến thương mại truyền thống tiếp tục phát huy hiệu quả, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Cục TMĐT và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kênh phân phối qua các sàn TMĐT mở rộng đầu ra cho nông sản Việt.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 3.420 sản phẩm của hàng trăm doanh nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Bình Dương.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”. Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024.
Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Hội thảo Lãnh đạo thương mại điện tử 2025 được tổ chức vào ngày 22/3 tại Hà Nội là thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2025.
TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

Theo TS. Vũ Văn Tính, với khả năng phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các giao dịch trực tuyến, sử dụng AI trong quản lý thuế là giải pháp đột phá.
Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Phương án tuyển sinh 2025, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những ngành học hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.
Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng luật chuyên ngành về thương mại điện tử; trong đó có việc định danh người bán hàng online.
Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng lừa đảo trên không gian mạng liên tiếp xuất hiện.
Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất Bộ Tài chính lùi thời điểm áp dụng quy định thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo.
Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Trong 72 website mới được phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Việc bãi bỏ miễn thuế với hàng thương mại điện tử nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ là cơ hội cho hàng nội địa được lựa chọn.
Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng?

Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng?

Từ ngày 18/2/2025, các loại hàng hóa nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử giá trị dưới 1 triệu đồng không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Hàng nhập qua thương mại điện tử cũng có thể miễn thuế

Hàng nhập qua thương mại điện tử cũng có thể miễn thuế

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập qua thương mại điện tử có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống, nhưng giới hạn giá trị mua không quá 96 triệu đồng/năm.
Mobile VerionPhiên bản di động