Thứ sáu 27/12/2024 21:54

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng dứa MD2, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Những năm qua, nông dân xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trănggặp không ít khó khăn khi trồng mía do giá cả bấp bênh và chi phí sản xuất tăng cao. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chủ động tìm kiếm giải pháp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mô hình trồng dứa MD2 đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng, giúp nông dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Trồng dứa MD2 có thu nhập cao hơn 2 - 3 lần so với trồng mía. Ảnh: MH

Theo đánh giá của hộ dân trồng dứa, cây dứa phù hợp với vùng đất trũng phèn của địa phương, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp và đem về lợi nhuận cao hơn gấp vài lần cây mía.

Anh Nguyễn Văn Đại (nông dân xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú) chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng mía, thu nhập rất bấp bênh. Từ khi chuyển sang trồng dứa MD2, cuộc sống gia đình tôi đã ổn định hơn rất nhiều. Với 1 ha dứa, tôi thu hoạch được khoảng 65-70 tấn quả mỗi vụ. Với giá bán ổn định, sau khi trừ hết chi phí, vẫn còn lãi trên 150 triệu đồng.”

Theo anh Đại, dứa MD2 có trọng lượng 1,5-2,5 kg/trái, hình trụ tròn, mắt nở nang, hốc mắt nông. Khi bắt đầu chín có màu xanh lá mạ, khi chín hoàn toàn có màu vàng, mọng nước, thơm và có hương vị rất ngon nên được nhiều người ưa thích.

Ông Hồ Trọng Toàn, một nông dân ở xã Long Hưng đã chuyển đổi 2ha đất trồng mía sang trồng dứa MD2, cho biết: “So với các loại cây trồng khác, trồng dứa nhẹ công chăm sóc, chi phí không nhiều. Chỉ cần đầu tư cây giống, sử dụng một số loại phân hữu cơ theo hướng dẫn của công ty là cây phát triển tốt và không gặp các loại dịch bệnh. Trồng dứa vào mùa nắng chỉ cần tưới nước 1 lần/tuần, còn mùa mưa thì chỉ cần làm rãnh thoát nước, tránh ngập úng lâu".

Theo lãnh đạo xã Long Hưng, năm 2020, khi huyện triển khai trồng cây dứa MD2 tại xã Long Hưng, chỉ có vài ha, nhưng đến nay diện tích dứa MD2 đã tăng lên 28ha và dự kiến sẽ phát triển thêm 4ha trong thời gian tới.

Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) cho thấy, ban đầu toàn huyện chỉ có 6ha trồng dứa MD2. Đến nay, diện tích đã tăng lên gần 45ha. Sự phát triển này có được nhờ sự hỗ trợ từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú, UBND xã Long Hưng và Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây - West Food, về kinh phí chuyển đổi, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng và ký kết bao tiêu đầu ra. Đặc biệt, việc xây dựng mã số vùng trồng cho 14ha giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Việc chuyển đổi sang trồng dứa MD2 đã mang lại một làn gió mới cho nông nghiệp huyện Mỹ Tú. Với lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng mía và tràm, dứa đã trở thành cây trồng chủ lực. Có thể nói, cây dứa MD2 là một trong những loại cây phù hợp, có triển vọng, giúp nông dân chuyển đổi từ vườn tạp hoặc đất lúa ở vùng trũng, đất phèn kém hiệu quả, nhất là vùng trồng mía ở huyện Mỹ Tú.

Trong thời gian tới, huyện Mỹ Tú sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng sản xuất dứa, như nạo vét kênh, xây dựng trạm bơm điện,… Đồng thời, tiếp tục vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng dứa, nhằm tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024