Thứ hai 23/12/2024 06:34

Sở Công Thương Trà Vinh lý giải nguyên nhân sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm

6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Trà Vinh sụt giảm 2,9%. Đáng chú ý lĩnh vực sản xuất và phân phối điện giảm mạnh 17,6% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh

Báo cáo của Sở Công Thương Trà Vinh cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của địa phương này đã giảm 2,9% và có tới 2/4 lĩnh vực công nghiệp chính sụt giảm mạnh. Cụ thể, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 17,6%, công nghiệp khai khoáng giảm 6,5%.

Xét về giá trị sản xuất công nghiệp, 3/4 ngành công nghiệp chủ lực của địa phương này đã sụt giảm mạnh. Cụ thể, nhóm ngành công nghiệp khai khoáng ước đạt 3,51 tỷ đồng, đạt 25,6% kế hoạch, giảm 28,96% so cùng kỳ. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 5.315,75 tỷ đồng, đạt 37,89% kế hoạch, giảm 0,28% so cùng kỳ. Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện ước đạt 5.922,19 tỷ đồng, đạt 25,81% kế hoạch, giảm 17,17 % so cùng kỳ.

Năm 2022, ngành công nghiệp tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 37.300 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021. Tuy nhiên, nửa đầu năm, tỉnh mới chỉ đạt được 48,17% kế hoạch đề ra.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này, ông Huỳnh Văn Trung - Chánh Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện chiếm tới 61,5%, (trong đó lĩnh vực nhiệt điện chiếm tới 77.5%) Chính vì vậy, sự sụt giảm của lĩnh vực này trong những tháng đầu năm đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp chung của toàn tỉnh xuống mức âm.

Nửa đầu năm, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện của tỉnh Trà Vinh giảm mạnh khiến số sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm

Nói rõ hơn về nguyên nhân này, đại diện Sở Công Thương cho biết, nửa đầu năm để giảm tải đường dây, Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã giảm huy động công suất phát so với kế hoạch được giao. Các nhà máy Nhiệt điện điện sản xuất không đạt theo kế hoạch như Bộ Công Thương phân bổ. Tổ máy 2 của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 phát dự phòng đến tháng 5/2022 mới hoạt động trở lại. Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng đang thực hiện trùng tu khiến sản lượng điện sản xuất nửa đầu năm ở mức thấp.

Cụ thể, theo kế hoạch năm 2022, sản lượng điện sản xuất đạt 21,050 tỷ KWh, trong đó Nhiệt điện 19,54 tỷ KWh (Nhà máy 1,2,3 và nhà máy 3 mở rộng. Điện gió 1,28 tỷ KWh, điện mặt trời 0,22 tỷ KWh. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, lĩnh vực này mới chỉ thực hiện được 7,5 tỷ KWh, tương đương 35,7% kế hoạch.

Với các dự án điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp khó do bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa nhiều, sức gió yếu). Bên cạnh đó, nhiều dự án điện xảy ra tình trạng nhà đầu tư chậm triển khai các thủ tục tiếp theo sau khi đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Ngoài ra, tiến độ triển khai một số dự án, công trình còn chậm, như: Công trình đường dây 110kV Cầu Kè - Trà Cú- Duyên Hải và trạm biến áp 110kV Trà Cú. Nguyên nhân là do một số hộ dân chưa chịu nhận tiền bồi thường.

Với lĩnh vực công nghiệp khai khoáng tại tỉnh Trà Vinh chủ yếu là khai thác cát, do tình hình sạt lở tại các vùng ven sông ngày càng gia tăng nên tỉnh đã hạn chế cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn để bảo vệ đất ven sông; đất sét bị cấm khai thác để bảo vệ đất nông nghiệp; sản lượng muối biển giảm thấp do nguồn nước biển bị ô nhiễm và một phần diện tích sản xuất muối bị thu hẹp để xây dựng các dự án công nghiệp. Bên cạnh đó, nửa đầu năm giá cả vật liệu xây dựng tăng cao khiến các hoạt động xây dựng chậm lại, làm lĩnh vực công nghiệp khai khoáng suy giảm.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tỉnh Trà Vinh gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2022. Ảnh minh họa

Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nửa đầu năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 tuy được kiểm soát tốt nhưng kinh tế phục hồi còn chậm. Trên địa bàn tỉnh, các chỉ tiêu về chỉ số, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2021. Một số sản phẩm công nghiệp, dịch vụ thương mại bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 (may mặc, du lịch) đạt thấp so với kế hoạch.

Với lĩnh vực công nghiệp chế biến trên địa bàn chủ yếu là chế biến rau quả, thủy sản. Nửa đầu năm, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tình hình chiến sự ở một số nước trên thế giới chưa ổn định. Giá cả nguồn nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao, đầu ra nông sản gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, giá xăng được điều chỉnh tăng đột biến kéo theo giá cả hàng hóa của một số mặt hàng và dịch vụ tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp.

Tăng công nghiệp chế biến, chế tạo

Trước những khó khăn này, mới đây tại hội nghị sơ kết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã thông qua kế hoạch điều chỉnh sản lượng điện sản xuất xuống 50% còn 11 tỷ KWh theo đề xuất của Sở Công Thương.

Cùng với đó, Sở Công Thương đang rà soát, tham mưu đăng ký các dự án điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII; Nhà máy sản xuất Hydrogen xanh Trà Vinh; Hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai hoàn thành 04 dự án điện gió đã được phê duyệt; dự án Kho xăng dầu, kho LPG, LNG; Tổ chức làm việc, nắm tình hình sản xuất kinh doanh và nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đề xuất giải pháp tháo gỡ kịp thời, đồng thời tăng cường công nghiệp chế biến, chế tạo.

Để làm được điều này Sở Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục duy trì, phát triển doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất sạch hơn, ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, nâng cao chất lượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Đặc biệt, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, kênh thương mại trực tuyến do các tổ chức trong và ngoài nước triển khai để hỗ trợ giải quyết đầu ra trong sản xuất, xuất khẩu, tìm các thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống; tổ chức gặp gỡ các hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh sớm ổn định; phát huy hiệu quả sàn giao dịch điện tử để các doanh nghiệp tham gia, giới thiệu, mua bán sản phẩm…

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN