Thứ tư 27/11/2024 03:14

Sản xuất công nghiệp, thương mại Tây Ninh tăng 32,86% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Cục Thống kê Tây Ninh, sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2024 so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 32,86%.

Cụ thể, nhóm có chỉ số sản xuất tăng cao gồm sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 33,62%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân nhóm tăng 40,33%; sản xuất kim loại tăng 41,32%; công nghiệp dệt tăng 43,52%; khai khoáng khác tăng 46,41%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 51,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 58,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 92,86%; sản xuất thiết bị điện tăng 95,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 113,91%.

Sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh như: Bột mì đạt 126.734 tấn (tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước); đường các loại 29.150 tấn (tăng 18,81%); quần áo các loại 17,73 triệu cái (tăng 29,38%); vỏ ruột xe các loại 7,613 triệu cái (tăng 23,97%); gạch các loại 59,63 triệu viên (tăng 14,86%); giày các loại 6,624 triệu đôi (tăng 26,24%); Clinker porland 84.278 tấn (tăng 66,55%); nước máy sản xuất 1,08 triệu mét khối (tăng 5,78%); điện thương phẩm 535 triệu kWh (tăng 62,23%); xi măng 85.000 tấn (tăng 20,05%).

Tháng 1/2024 là thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu gia tăng đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân, giá cả các mặt hàng chủ yếu ổn định, không biến động nhiều.

Các hệ thống phân phối bán lẻ thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thúc đẩy tiêu dùng.

Nguồn cung hàng hoá lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu, giá của hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng trong tháng tương đối ổn định, không có biến động lớn nên tạo điều kiện kích cầu tiêu dùng. Doanh thu thương mại ước thực hiện tháng 01/2024 đạt hơn 14.616 tỷ đồng (tăng 11,38% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.013,64 tỷ đồng (tăng 8,84% so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 29,84 tỷ đồng (tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.148 tỷ đồng (tăng 14,74%); doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác đạt 834,25 tỷ (tăng 1,64%). Hoạt động du lịch lữ hành tháng 01/2024 tăng 20,82% so với cùng kỳ tháng 01/2023.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển