Thứ sáu 27/12/2024 19:18

Sàn Việt 'dìu' nước mắm Cá Đen ra biển lớn

Nước mắm Cá Đen Bình Thuận tận dụng Sàn Việt để mở rộng thị trường, hướng tới vươn xa quốc tế, khẳng định vị thế đặc sản địa phương.

Đổi mới sản xuất để nâng tầm đặc sản

Vốn là một địa phương có đường bờ biển kéo dài, Bình Thuận rất nổi tiếng với những nghề làm nước mắm truyền thống, trong đó, nước mắm Phan Thiết – /chu-de/tinh-binh-thuan.topic nức tiếng gần xa với nhiều cơ sở nước mắm truyền thống tồn tại hàng chục năm nay.

Trong đó, nước mắm Cá Đen là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng đất Bình Thuận, gắn liền với truyền thống làng nghề nước mắm lâu đời ở Phan Thiết. Đây là loại nước mắm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống, mang đến hương vị đậm đà, tinh tế, và đặc biệt là sự khác biệt hoàn toàn so với các loại nước mắm công nghiệp hiện nay.

Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty TNHH Cá Đen Bình Thuận, tiền thân là một xưởng sản xuất nước mắm do ông Huỳnh Văn Dung làm chủ. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phan Thiết, từ nhỏ, ông Dung đã được học nghề làm nước mắm truyền thống từ những bậc cha chú. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm nước mắm, ông đã đưa thương hiệu Nước mắm Cá Đen trở thành biểu tượng của sự kết hợp giữa sự đam mê, kỹ thuật và văn hóa truyền thống.

Nước mắm Cá Đen là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng đất Bình Thuận, gắn liền với truyền thống làng nghề nước mắm lâu đời ở Phan Thiết.

Như tất cả các sản phẩm nước mắm truyền thống từ Phan Thiết, điều làm nên thương hiệu của nước mắm Cá Đen chính là quy trình sản xuất thủ công hoàn toàn tự nhiên với bí quyết được truyền lại từ nhiều đời của làng nghề.

Nước mắm Cá Đen được làm từ hai nguyên liệu chính đó là cá cơm tươi đánh bắt từ biển Phan Thiết và muối. Với bí quyết 3 cá 1 muối được các nghệ nhân làng nghề nước mắm lưu giữ qua bao thế hệ, nước mắm Cá Đen có mùi thơm tự nhiên của mắm nồng nàn, khó quên với vị mặn tự nhiên từ cá và muối.

Hỗn hợp cá và muối này sẽ được ủ trong các lu sành từ 10 đến 12 tháng. Sau khi ủ xong, nước mắm được kéo ra và đặt vào các thùng lớn để lắng muối xuống khoảng 3 tháng nhằm làm sạch nước mắm, loại bỏ các tạp chất. Quá trình ủ kéo dài này giúp nước mắm có thời gian lên men tự nhiên, bảo quản được lâu dài, có độ đạm cao và có hương vị đặc biệt. Mỗi thùng nước mắm đều được gài nén chặt chẽ để đảm bảo không có không khí lọt vào, giúp cá lên men hoàn hảo.

Ngược lại với công đoạn ủ mắm với bí quyết truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, quy trình đóng chai, dán nhãn… lại được doanh nghiệp đầu tư máy móc hiện đại để đảm bảo tự động hóa toàn bộ quy trình, tạo ra những chai nước mắm hoàn hảo, an toàn nhất để đưa đến tay người tiêu dùng.

Quá trình đóng chai cũng được thực hiện cẩn thận, nghiêm ngặt, tránh việc muối kết tủa và lắng đọng dưới đáy chai, giữ cho nước mắm có chất lượng và hương vị tốt nhất. Với tâm huyết và kỹ năng của các nghệ nhân làng nghề truyền thống, nước mắm Cá Đen là sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, lưu giữ kí ức về nghề làm mắm nức tiếng gần xa.

Để mang câu chuyện về làng nghề nước mắm cùng tâm huyết của những nghệ nhân làng nghề nước mắm ở Phan Thiết đi xa, Công ty TNHH Cá Đen Bình Thuận chú trọng việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc biệt là thông qua các nền tảng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử.

Nhờ sự kết nối của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, nước mắm Cá Đen đã mở rộng ra thị trường cả nước nhờ đưa sản phẩm lên Sàn thương mại điện tử Bình Thuận, (www.binhthuan.sanviet.vn) kết nối với Sàn Việt (sanviet.vn). Điều này đưa sản phẩm đại diện cho văn hóa ẩm thực Bình Thuận có bước tiến vượt bậc, chiếm lĩnh thị trường trong nước để lan tỏa câu chuyện về làng nghề, về những người tận tâm với nước mắm truyền thống.

Sàn Việt – Cầu nối để đặc sản xuất ngoại

Nước mắm Cá Đen đã đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định chất lượng vượt trội, trong đó, sản phẩm được kiểm nghiệm và chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế). Điều này khẳng định chất lượng của sản phẩm không những đáp ứng các tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước mà có thể vượt qua những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Với việc đưa nước mắm Cá Đen lên Sàn Việt (sanviet.vn), cơ hội xuất ngoại cho đặc sản Bình Thuận này được rộng mở bởi đây là sàn thương mại điện tử hợp nhất được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành với mục tiêu không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của các địa phương tiếp cận thị trường trong nước mà còn hỗ trợ kết nối với thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến.

Sàn thương mại điện tử Bình Thuận do Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng, được tích hợp vào Sàn Việt (sanviet.vn), nhờ vậy, những sản phẩm đặc trưng của Bình Thuận như nước mắm Cá Đen được chắp cánh để vươn xa hơn trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu.

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đưa hàng trăm sản phẩm của địa phương lên Sàn thương mại điện tử Bình Thuận nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất giảm chi phí quảng cáo và tiếp cận khách hàng, tăng sự hiện diện của thương hiệu, thu hút sự chú ý từ nhiều khách hàng tiềm năng.

Với các công cụ quảng cáo trực tuyến được Sàn Việt (sanviet.vn) hỗ trợ và tối ưu hóa, các sản phẩm dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này cũng tạo ra những tiện ích trong thanh toán và vận chuyển, tạo ra trải nghiệm mua bán thuận lợi, nhanh chóng với chi phí thấp cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Với sự hỗ trợ của chính quyền và các chính sách khuyến khích mạnh mẽ của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, Sàn Thương mại điện tử Bình Thuận đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành cầu nối quan trọng để các sản phẩm địa phương vươn ra thế giới. Đặc biệt, khi Sàn Việt được triển khai mạnh mẽ, việc kết nối các sàn thương mại điện tử của các tỉnh, thành sẽ giúp sản phẩm đặc trưng của tất cả các địa phương tham gia vào một hệ thống bán hàng Quốc gia và quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu.

Theo ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng Sàn thương mại điện tử Bình Thuận, kết nối hiệu quả vào Sàn Việt để mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm.

“Ngoài việc tăng cường quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các doanh nghiệp lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cũng triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử cho cộng đồng doanh nghiệp, như: các giải pháp về thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm địa phương thông qua phương thức giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, tiêu thụ trong nước cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu…”, ông Hòa nhấn mạnh.

Phương Hà
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương