Thứ hai 23/12/2024 01:49

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA: Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được ký chính thức tại London vào ngày 29/12/2020, áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021; dự kiến có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2021. Để thực thi hiệu quả hiệp định này, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA.

Nút thắt lớn của ngành dệt may khi xuất khẩu vào Vương quốc Anh là quy tắc xuất xứ và nguyên liệu sản xuất đầu vào

Dự thảo Thông tư gồm 5 chương và 40 điều, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến cách xác định xuất xứ hàng hóa và chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Đối tượng áp dụng của thông tư là cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thương nhân và các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (XK) và nhập khẩu.

Theo thông tư, hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ, bao gồm: C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến 23 của thông tư này; chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư do nhà XK đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ hoặc nhà XK bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR; chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà XK đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Vương quốc Anh và đã được thông báo với Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Vương quốc Anh được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau: C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20 đến Điều 23 của thông tư này; chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 tại Thông tư phát hành bởi nhà XK có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR; chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà XK đủ điều kiện hoặc nhà XK đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp theo quy định của Bộ Công Thương…

Việc xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện xác suất hoặc khi cơ quan thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu có thông tin nghi ngờ pháp lý về tính xác thực của chứng từ, xuất xứ của hàng hóa hoặc việc tuân thủ quy định khác của UKVFTA.

Về thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Dự thảo Thông tư nêu rõ: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành tại nước thành viên XK và phải nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu sau thời hạn hiệu lực quy định nêu trên vẫn có thể được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế quan UKVFTA trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể nộp các chứng từ đó trong thời hạn hiệu lực vì lý do bất khả kháng, hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu.

Để hưởng ưu đãi thuế quan UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu phù hợp quy định của nước thành viên đó. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

Hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định

Theo Bộ Công Thương, UKVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thứ 3 Việt Nam ký kết và triển khai, giúp duy trì và tăng cường hơn nữa khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại với Vương quốc Anh, vốn là một trong những đối tác lớn và quan trọng của Việt Nam. Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam duy trì các điều kiện thương mại ưu đãi và lợi ích kinh tế thông qua các cam kết mở cửa thị trường đã có trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Thông qua UKVFTA, thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục được duy trì. Đồng thời, hai bên có thêm điều kiện thúc đẩy hơn nữa hợp tác về dịch vụ tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử. Ngoài ra, hiệp định cũng thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, tăng trưởng sạch, phát triển bền vững.

Theo thống kê, kim ngạch XK hàng hóa Việt Nam sang Anh trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 927,69 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây được đánh giá là kết quả tích cực sau khi UKVFTA mới áp dụng tạm thời từ tháng 1 vừa qua.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa