Quy hoạch Thủ đô: Cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp

Hà Nội có nguồn lực cả về không gian, con người để phát triển ngành công nghiệp, tuy nhiên ưu thế này chưa được tận dụng tốt.
Ngành Công Thương Hưng Yên: Chú trọng công tác phát triển cụm công nghiệp Xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm: Đề xuất 3 nhóm chính sách Bộ Công Thương công nhận Hiệu trưởng 2 trường đại học thuộc Bộ

Tiềm năng chưa được tận dụng tốt

GS, TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đại diện đơn vị tư vấn Dự thảo quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 cho biết, cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2010-2022, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và là khu vực chủ đạo của Thủ đô, nhưng tốc độ tăng trưởng dịch vụ lại không vượt trội, chỉ tương đương tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và giữ ổn định ở mức 64% GRDP của Hà Nội.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ phát triển và tỷ trọng tăng nhanh, từ 19% vào năm 2010 lên đến 22% vào năm 2022, tuy nhiên chưa có sản phẩm công nghiệp chủ đạo đặc trưng cho thế mạnh Thủ đô. Khu vực nông nghiệp thì giảm dần về tỷ trọng, nhưng quy mô giá trị vẫn đứng đầu Đồng bằng sông Hồng.

Quy hoạch Thủ đô: Cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp
Tỷ trọng công nghiệp của Hà Nội tăng nhanh, nhưng thiếu sản phẩm đặc trưng

Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, dự thảo quy hoạch Thủ đô cho thấy, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng trong cơ cấu GRDP của Hà Nội, tốc độ tăng trưởng công nghiệp được đánh giá là cao nhất trong các ngành. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp Hà Nội vào kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng lớn nhất, nhưng đang có xu hướng chậm dần.

5 nhóm sản phẩm công nghiệp vượt trội của Thủ đô, bao gồm: Cơ khí, sản xuất kim loại; chế biến gỗ, giấy; sản phẩm điện tử, thiết bị điện; dệt may, da giày; hóa chất, nhựa, cao su… chiếm 74% giá trị công nghiệp của Thủ đô. Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao chưa định hình và sản phẩm nghề truyền thống chưa được nâng tầm giá trị.

Dự thảo quy hoạch cũng chỉ rõ, Hà Nội có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp liên quan đến công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp điện tử, chip bán dẫn; chế biến dược liệu, hóa dược – mỹ phẩm; công nghiệp sinh học; cơ khí chế tạo và sản xuất kim loại; công nghiệp vật liệu mới, bảo vệ môi trường, năng lượng mới…

Để Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu

Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đưa ra định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, theo đó Hà Nội đặt mục tiêu trở thành Trung tâm hàng đầu công nghiệp bán dẫn; trung tâm đi đầu công nghệ tin học /AI; phát triển sản phẩm nghề truyền thống; công nghệ hóa, dược, mỹ phẩm; công nghệ cao mới nổi/ hydrogen và công nghệ sinh học.

Quy hoạch Thủ đô: Cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp
Hà Nội đặt mục tiêu trở thành Trung tâm hàng đầu công nghiệp bán dẫn

Hà Nội cũng định hướng không gian công nghiệp tập trung vào 4 khu vực, bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm, sẽ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu đô thị trung tâm. Phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất mỹ phẩm, dược liệu và dành không gian cho các hoạt động cộng đồng; Khu vực phía Tây Thủ đô: Ưu tiên đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hóa dược, mỹ phẩm; công nghệ điện tử, cơ điện tử; chế tạo máy móc, cơ khí chính xác, vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật; vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Khu vực phía Bắc Thủ đô: Phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, cơ khí chế tạo, vật liệu kỹ thuật; hóa dược – mỹ phầm; chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ; Khu vực phía Nam Thủ đô: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo và công nghiệp đường sắt; công nghiệp hỗ trợ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Liên quan đến phát triển ngành công nghiệp của Thủ đô Hà Nội, ông Christopher Lewis Malone - Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á cho rằng: Hiện Hà Nội có nguồn lực cả về không gian, con người để phát triển công nghiệp, tuy nhiên những ưu thế này chưa được tận dụng tốt, nếu được tận dụng sẽ mang lại ưu thế rất lớn cho Hà Nội.

Đặc biệt, liên quan đến chuyển đổi sản xuất xanh, ông Christopher Lewis Malone nhận định, Hà Nội có lợi thế lớn, nhờ có những công ty về chuyển đổi xanh, họ có thể hỗ trợ Hà Nội thực hiện mục tiêu này. Hà Nội cũng là nơi tập trung những cơ quan đầu não của quốc gia, nên cơ hội để chuyển đổi xanh rất lớn.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Hà Nội hiện chỉ có 9 khu công nghiệp hoạt động, trong khi đó, Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, chỉ bằng 1 quận của Hà Nội mà lại có đến 16 khu công nghiệp hoạt động. Hiện rất nhiều địa phương đang nổi lên như một địa điểm phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, vì thế Hà Nội cần tiếp tục cân nhắc phát triển công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế.

Đồng tình với quan điểm Hà Nội có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp nhưng chưa được phát huy triệt để, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới đây cần định vị rõ hơn vai trò ngành công nghiệp, từ đó tìm ra những giải pháp để ngành công nghiệp Thủ đô bứt phá trong thời gian tới.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Xem thêm