Thứ bảy 10/05/2025 05:16

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) đã phát hành Thông báo số 1111300822 ngày 11/5/2022 về Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm xi-rô từ mật ong (Regulations Governing the Labeling of Prepackaged Honey and its Syrup Products).

Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Nội dung chủ yếu gồm: Mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong ≥ 60%, cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán và phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Đối với sản phẩm có thêm đường (xi-rô), tên sản phẩm phải được ghi "Mật ong bổ sung đường" hoặc các từ tương đương; (2) Đối với nguyên liệu thô khác không phải là đường (xi-rô) được thêm vào nhưng không thêm đường (xi-rô), thì tên của sản phẩm phải được đánh dấu bằng "Mật ong có chứa 〇〇 (với〇〇 là tên của nguyên liệu không phải là mật ong)" hoặc "Mật ong hỗn hợp/điều chế" hoặc các từ có nghĩa tương đương.

Mật ong đóng gói và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong dưới 60% mà tên sản phẩm có từ "mật ong (honey)", cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán với nhãn ghi rõ "Khẩu vị/ phong vị mật ong" hoặc các từ có nghĩa tương đương.

Nguồn gốc (nước) xuất xứ nguyên liệu thô của mật ong phải được ghi rõ trên bao bì mật ong và các sản phẩm xi-rô đóng gói sẵn, đồng thời căn cứ trên hàm lượng lần lượt ghi theo thứ tự giảm dần.

Sản phẩm mật ong đóng gói sẵn dán nhãn là "Mật ong", "Mật ong 100%", "Mật ong nguyên chất" hoặc các từ tương đương là các sản phẩm có thành phần chỉ là mật ong. Đối với các sản phẩm siro không có mật ong, tên của sản phẩm sẽ không được dán nhãn có ghi “mật ong/honey” hoặc các từ tương đương.

Việc ghi nhãn của sản phẩm không tuân thủ quy định này nếu phát hiện không trung thực, sai lệch, phóng đại hoặc gây hiểu nhầm... sẽ bị phạt theo các quy định có liên quan của luật này.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Cục An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây