Quảng Trị hướng đến tầm nhìn "thủ phủ" năng lượng tái tạo miền Trung

Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước vào năm 2030.

"Trải thảm" cơ chế, chính sách phát triển năng lượng

Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị đã chủ động thu hút đầu tư về phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với lợi thế tự nhiên thuận luận, tỉnh Quảng Trị đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo gồm điện gió tại khu vực phía Tây và điện mặt trời tại khu vực phía Đông của tỉnh với mục tiêu đưa tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Để xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng tỉnh có lợi thế; ưu tiên quỹ đất cho phát triển năng lượng tái tạo.

Kỳ 2: Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút những dự án tỷ "đô"
Thủ phủ năng lượng tái tạo mới tại Hướng Hoá-Quảng Trị

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, điện gió và điện khí có lợi thế là ít gây ô nhiễm môi trường hơn những nguồn năng lượng khác. Tỉnh phấn đấu phát triển các dự án điện trên địa bàn đến năm 2025 đạt khoảng 6.500 MW, đến năm 2030 khoảng 8.000 MW và sau năm 2030 hơn 10.000 MW nhằm góp phần tích cực tăng thu ngân sách địa phương, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ðây là cơ sở để Quảng Trị hướng đến trung tâm năng lượng tái tạo của miền trung và cả nước.

Các dự án năng lượng tỷ "đô" được hình thành

Để quy hoạch Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước, mở ra hướng phát triển mới của tỉnh, nhiều dự án đã được tỉnh xin quy hoạch trong thời gian tới, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo lớn, mang tầm quy mô- Quảng Trị lợi thế có đường biển dài hơn 75 km với tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, vì vậy tỉnh đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo điện gió ngoài khơi.

Các dự án năng lượng đã được UBND tỉnh Quảng Trị trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch (từ 2018 đến nay) có 54 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 2.883,7 MW. Điện mặt trời mặt đất, có 14 dự án với tổng công suất 1.293,02 MWp. Gần đây nhất ngày 24/3/2022, Sở Công Thương trên cơ sở phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Nhà đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh và đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hồ sơ đề nghị bổ sung Quy hoạch nhà máy điện gió ngoài khơi thuộc địa phận Biển Đông Quảng Trị với công suất 1.000 MW.

Tại khu kinh tế Ðông Nam, Quảng Trị cùng Tập đoàn T&T Group và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc gồm: Công ty cổ phần năng lượng Hanwha, Tổng công ty Ðiện lực Nam Hàn Quốc, Tổng công ty Khí Hàn Quốc đã khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 công suất 1.500 MW với tổng số vốn đầu tư hơn 54 nghìn tỷ đồng, phấn đấu quý I/2023 khởi công xây dựng nhà máy, phát điện vào năm 2026 và 2027. Dự án này là chuỗi công trình liên kết chặt chẽ đồng bộ với nhau, dự án nhằm đầu tư xây dựng nhà máy điện khí độc lập tại hai xã Hải An và Hải Ba trên tổng diện tích hơn 140 ha, sử dụng khí LNG và mỏ khí tự nhiên ngoài khơi để hoạt động.

Cũng trong tháng 3/2022, Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) đã đề xuất đầu tư và xin bổ sung dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII). Theo đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 72.000 tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD); có vị trí cách bờ biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng khoảng 8km; quy mô công suất 1.000MW, diện tích nghiên cứu 22.000ha, diện tích chiếm mặt biển có thời hạn (bố trí trụ tuabin) 350ha.

Quảng Trị hướng đến tầm nhìn
Dự án điện gió tại Hướng Hoá- Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung, do đây là điểm tiếp nhận khí thiên nhiên từ mỏ Báo Vàng cách đất liền 100km và trong tương lai không xa là mỏ khí Kèn Bầu, có trữ lượng lớn nhất từ trước đến nay mới được phát hiện cách đất liền Quảng Trị 80km. Với gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện từ năng lượng gió.

"Đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đạt khoảng 5.000MW điện từ các nhà máy nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và thủy điện, góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế", ông Đồng nhấn mạnh.

Kỳ 2: Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút những dự án tỷ "đô"
Dự án điện mặt trời tại tỉnh Quảng Trị

Được biết, trước đề xuất của Intracom, UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu các sở ngành liên quan hỗ trợ nhà đầu tư lập quy hoạch dự án trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và giao Sở Công Thương chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đầy đủ các điều kiện để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đưa dự án vào Quy hoạch điện VIII kịp thời.

Hiện tại Quảng Trị cũng đang phối hợp Bộ Công Thương, EVN, nhà đầu tư hoàn thiện các nội dung về vị trí, quy mô kho cảng LNG, xây dựng cảng nhập khẩu LNG đáp ứng quy mô nhà máy; kho chứa; hệ thống truyền tải điện để đấu nối vào hệ thống điện quốc gia…

Cải thiện môi trường thu hút nhà đầu tư

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, để đạt được mục tiêu trên, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương sớm cập nhật bổ sung các dự án đã được phê duyệt vào quy hoạch điện lực quốc gia làm cơ sở để tỉnh triển khai, kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, rà soát từng dự án năng lượng cụ thể đặt trong tổng thể chung để đánh giá thực tiễn khả năng giải tỏa công suất hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp kỹ thuật cho từng khu vực.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư trên cơ sở đúng pháp luật, tạo sự thân thiện, an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương; định hướng lựa chọn nhà đầu tư lớn, tầm cỡ trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Quảng Trị hướng đến tầm nhìn
Hội thảo phát triển các dự án năng lượng tái tạo giữa tỉnh Quảng Trị và các doanh nghiệp đến từ Israel

Mặc dù có những tín hiệu lạc quan khi Quảng Trị liên tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tuy vậy, vẫn có những trở ngại đáng kể trong việc thu hút đầu tư năng lượng tái tạo ở địa phương hiện nay.

Theo đó nguyên nhân chủ yếu được đưa ra nằm trong vấn đề truyền tải, theo đó tiến độ bổ sung quy hoạch các dự án điện gió của tỉnh chậm do hệ thống truyền tải điện chưa đáp ứng được nhu cầu giải toả công suất. Ngoài ra các dự án nguồn điện phía Tây (điện gió-PV) của tỉnh triển khai còn chậm, do lo ngại tính đồng bộ của nguồn phát với các dự án truyền tải; các dự án truyền tải cũng gặp khó khăn trong triển khai do các thủ tục liên quan quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng.... Đáng chú ý, theo tỉnh Quảng Trị, các dự án truyền tải hiện do EVN đầu tư chưa có quy định cụ thể để khuyến khích được tư nhân đầu tư truyền tải điện.

Để định hướng phát triển một nền năng lượng tái tạo xanh, ông Lê Tiến Dũng- Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho hay, tỉnh Quảng Trị rất quan tâm đến hợp tác các lĩnh vực phát triển năng lượng xanh như: Đầu tư ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ xanh để giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Công nghệ tích trữ năng lượng, các động cơ điện dùng công nghệ mới, sao cho hiệu suất động cơ điện cao hơn, nguồn tích trữ năng lượng tốt hơn.

“Thời gian tới, Quảng Trị cũng sẽ phối hợp với Israel hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để sản xuất hydro bằng nước biển; sử dụng công nghệ sinh học và điện phân nước để chuyển hóa sinh khối thành methane sinh học; nghiên cứu, hợp tác sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo…”- ông Dũng cho biết.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Quảng Trị là địa phương có dư địa năng lượng tái tạo lớn nên số lượng dự án trình lên để bổ sung vào quy hoạch cũng khá nhiều. Tuy vậy, Trung ương có đồng ý hay không thì còn phải chờ đợi".
Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện còn chậm tiến độ, có nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà góp phần giảm thiểu lượng than và dầu khí cần thiết để phát điện truyền thống, từ đó giảm phát thải khí nhà kính.
Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch lớn nhất cả nước sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện, giảm phát thải khí nhà kính.
Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Việc chuyển đổi nguồn than đầu vào của các cơ sở sản xuất sử dụng hệ nồi hơi sang các nguồn nhiên liệu sạch hơn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính.
IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

Trong báo cáo về việc bổ sung công suất năng lượng tái tạo IRENA chỉ ra vào năm 2023, tổng công suất năng lượng tái tạo đạt 3.870 GW trên quy mô toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động