Khởi công hợp phần kỹ thuật dự án điện khí LNG Hải Lăng 1.500 MW
Tỉnh - thành 24h 15/01/2022 11:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500MW thực hiện tại khu phức hợp năng lượng thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tại địa bàn xã Hải An và xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; do tổ hợp nhà đầu tư gồm: Tập đoàn T&T Group và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc: HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư.
Với quy mô diện tích đất sử dụng hơn 120 ha, dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng, giai đoạn 1 có công suất phát điện 1.500MW. Theo kế hoạch, dự án sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027.
![]() |
Phối cảnh dự án điện khí LNG Hải Lăng |
Đánh giá về mục tiêu, hiệu quả của dự án, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group, đại diện cho tổ hợp nhà đầu tư cho biết: với việc áp dụng công nghệ tua bin khí thế hệ mới có hiệu suất phát điện cao đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trung tâm Điện khí Hải Lăng sau khi vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 8,25 tỷ kWh/năm; có thể bù đắp công suất thiếu hụt tức thời cho hệ thống, đặc biệt đặt trong bối cảnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại khu vực miền Trung đang chiếm tỷ trọng lớn và bị biến động theo thời tiết. Cùng với việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, dự án sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
“Đây sẽ là dự án mang tầm quốc tế với giá trị phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời đóng góp vào nguồn năng lượng sạch cả nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo đúng cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 cũng như thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc tế, trong đó có điện khí LNG”, ông Đỗ Quang Hiển nhấn mạnh.
Đánh giá về vai trò, tầm vóc của dự án, ông Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh là công nghiệp năng lượng. Việc thực hiện dự án sẽ từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030. Với sự có mặt của tổ hợp nhà thầu Việt Nam - Hàn Quốc tại lễ khởi công này chứng tỏ, đây là dự án của liên kết - hội tụ và phát triển. Đặc biệt, trên địa bàn Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các dự án lớn đang được mở ra, cùng với việc khởi công dự án năng lượng trọng điểm này, dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đang được khởi động, khi Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ trương cho đầu tư. Đây là những dự án tạo tiền đề, cơ sở quan trọng để xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị trở thành một khu kinh tế năng động, hiện đại và hiệu quả, có tầm cỡ trong khu vực Trung Bộ, quốc gia và khu vực ASEAN; là một cửa ngõ giao lưu quốc tế về phía biển Đông của Việt Nam.
![]() |
Tại lễ khởi công, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận Tổ hợp nhà đầu tư của dự án. Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, tổng vốn đầu tư của dự án là 53.668 tỷ đồng, tương đương 2,32 tỷ đô la Mỹ, trong đó vốn góp của Tổ hợp nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng; trong đó: Tập đoàn T&T Group góp 40%, mỗi nhà đầu tư: HANWHA, KOSPO, KOGAS góp 20%.
Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, quy mô công suất 1.500 MW, tiến độ vận hành năm 2026 - 2027; các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Thực tế cho thấy, việc triển khai nhiều dự án điện khí LNG đã mở ra cơ hội lớn cho ngành năng lượng Việt Nam trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2025-2030 cần xây mới các nhà máy điện chạy khí LNG với tổng công suất 15.000 - 19.000 MW. Đồng thời, trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận LNG nhập khẩu với khối lượng 1 đến 4 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2021 - 2025, tăng lên 6 đến 10 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2026-2035. Trong số đó, phần lớn lượng LNG nhập khẩu sẽ sử dụng để sản xuất điện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ninh: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sắp diễn ra Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc - Quảng Ninh 2023

Ông Phạm Thái Sơn giữ chức Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Tuyên Quang

Cao Bằng: Đưa kinh tế biên mậu trở thành mũi nhọn kinh tế

Lạng Sơn: Hai cửa khẩu Cốc Nam và Na Hình tạm dừng thông quan đến hết ngày 6/10
Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Thu giữ gần 18.000 con gà giống nhập lậu

Đề nghị thanh tra Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá (Bắc Ninh)

Lào Cai: Tạm đình chỉ hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ Apax English

Quảng Ninh: Quan tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công

Khánh Hoà đưa vào sử dụng Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh

Thanh Hóa: Chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra

Công an Thanh Hóa triển khai lực lượng giúp dân ứng phó với mưa lũ

Festival Nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023 khai mạc tại huyện Sóc Sơn

Nghệ An: Huy động cả bản tìm kiếm người đàn ông mất tích

Thanh Hóa: Mưa lũ làm 2 người mất tích, cuốn trôi nhiều tài sản giá trị

Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây

Quảng Ninh - Hải Phòng cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

Thanh Hóa: Nhiều khu vực miền núi bị chia cắt, sạt lở, đã có 1 người mất tích

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Nghệ An: Sạt lở đất khiến 3 nhà bị vùi lấp, lũ lớn nhiều địa phương gấp rút di dời người dân

Thanh Hóa: Mưa lớn trên diện rộng, chỉ đạo khẩn sơ tán dân, tuần tra canh gác đê

Thái Bình: Không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thế Anh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
