Theo đó, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 5 nhóm giảm, 3 nhóm tăng và 3 nhóm không đổi. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,9%; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm 0,25%; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng giảm 0,32%; nhóm giao thông giảm 4,2%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,17%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,17%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,23%; nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục có chỉ số không đổi so với tháng trước.
Nguyên nhân CPI tháng 3 tăng là do rau, củ, quả cuối vụ nên tăng giá |
Theo Cục thống kê Quảng Bình, nguyên nhân làm giảm CPI tháng 3 là do diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng đến giá cả của các nhóm mặt hàng; giá xăng, dầu điều chỉnh giảm mạnh góp phần làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm 4,2% so với tháng trước; giá gas tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu 24.000 đồng/bình 12kg, giảm 6,4% so với tháng trước; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm do yếu tố đầu vào của hàng hóa giảm như nguồn cung, chi phí vận chuyển...; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,32% do giá xăng dầu giảm mạnh tác động giảm đến chi phí vận chuyển...
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân tăng CPI tháng 3 là do một số loại rau, quả đang vào cuối vụ nên giá tăng như bắp cải, su hào, khoai tây, rau muống, đỗ quả tươi... làm nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 0,48% so với tháng trước; trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết, một số loại thuốc tăng giá nhẹ như thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm thuốc hô hấp...