Thứ năm 08/05/2025 14:52

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Trong mức tăng 0,55% của chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2024 so với tháng trước của Nam Định, có 7 nhóm hàng tăng giá.

Cục Thống kê tỉnh Nam Định nhận định, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,55% của CPI tháng 10/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng tăng giá; 1 nhóm hàng giảm giá và 3 nhóm giá ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của Nam Định tăng 0,55%. Ảnh: Cục TKNĐ

Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPI tăng 1,47% so với tháng trước, trong đó: Lương thực tăng 1,86%; thực phẩm tăng 1,85%; ăn, uống ngoài gia đình tăng 0,07%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,06% tập trung ở các mặt hàng dịch vụ về hỉ tăng 9,16% do nhu cầu tăng; đồ trang sức tăng 3,42%; dịch vụ về hiếu tăng 0,47%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,34%.

Nhóm giao thông tăng 0,53% do giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% do chi phí nhân công và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng đồ dùng trong gia đình tăng. Trong đó, giá máy giặt tăng 0,39%; ổn áp điện tăng 0,64%; quạt điện tăng 0,25%; đồng hồ treo tường, để bàn và gương tăng 0,57%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,22%; hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 0,63%; dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 0,59%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12% chủ yếu ở một số mặt hàng: Sách các loại tăng 1,47%; chụp, in tráng ảnh tăng 1,10%; đồ chơi trẻ em tăng 0,37%; hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,15%. Ở chiều ngược lại, giá vé thuê chỗ chơi thể thao giảm 0,34%.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa. Trong đó, vải tăng 1,29%; găng tay, thắt lưng tăng 0,69%; giầy, dép tăng 0,10%; dịch vụ may mặc tăng 0,75%.

Nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%, nguyên nhân giá sửa chữa điện thoại tăng 0,56% do chí phí nhân công tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,33% nguyên nhân giá điện sinh hoạt giảm 2,76% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi thời tiết mát mẻ.

Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá vàng tăng 19,47% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,02%. Trong 11 nhóm hàng hóa có 9 nhóm tăng, trong đó nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhiều nhất 10,06%; hai nhóm giảm là nhóm bưu chính viễn thông (giảm 0,42%) và nhóm giao thông giảm (0,05%).

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Công an Đà Nẵng tổ chức kỳ sát hạch lái xe đầu tiên

Hải Phòng: Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật hàng hóa

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị qua đời ở tuổi 106

Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 4/2025

Hà Nội: Giải quyết dứt điểm đơn thư đất đai ngay từ khi phát sinh

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Không để xảy ra việc 'đóng đủ tiền mới cấp cứu'

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực