Thứ hai 05/05/2025 00:20

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…

“Không nhận chuyển khoản” – sự lạc lõng giữa không gian chuyển đổi

Ngày cuối tuần, la cà ở khu vực phố cổ và dừng chân tại một quán cà phê trên con phố nổi tiếng với các quán cà phê ở trung tâm Hà Nội – phố Hàng Hành. Con phố tấp nập người xe qua lại, quán xá nhộn nhịp, khách trong hàng quán, người đi bộ trên đường có tây, ta đủ cả…

Ngồi nhâm nhi cà phê, ngắm đường phố và hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ sôi động trong ngày cuối tuần cũng tạo cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ. Nhưng khi lướt mắt qua mặt tiền từng cửa hàng, tôi bỗng có chút khựng lại với tấm biển không nhỏ treo trước cửa một quán ăn. Dù bị che lấp một vài ký tự, nhưng vẫn đọc rõ được nội dung: “Nhà hàng không nhận chuyển khoản, xin cảm ơn”…

Tấm biển “Nhà hàng không nhận chuyển khoản, xin cảm ơn” treo trước của quán ăn điểm tâm trên con phố Hàng Hành

Thực sự, trong thời đại số, thời đại của công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà một quán ăn không nhỏ – chủ quán còn dùng từ “nhà hàng” – lại từ chối thanh toán bằng chuyển khoản và treo tấm biển với nội dung rõ ràng, rành mạch như vậy, thật khiến tôi cảm thấy tấm biển có phần lạc lõng giữa không gian trung tâm của con phố kinh doanh thương mại như thế.

Quan sát kỹ hơn, tôi nhận thấy quán kinh doanh điểm tâm sáng với nhiều món ngon Hà Nội như xôi gà, bún thang… Trong quán cũng có vài khách hàng đang ăn sáng. Dù không nhìn rõ, nhưng theo quan sát thì người bán hàng trong quán có cả người già lẫn người trẻ. Hơn một tiếng đồng hồ để ý, tôi cũng thấy một hai trường hợp khách ghé xe dừng trước cửa quán nhưng lại đi tiếp…

Nhìn quán ăn ở khu vực trung tâm Hà Nội – quận Hoàn Kiếm – treo biển “không nhận chuyển khoản”, tôi lại nhớ đến quán cơm bụi gần cơ quan, thuộc quận Bắc Từ Liêm. Quán cơm bình dân, bàn ghế nhựa đơn giản, giá chỉ 30 – 35 nghìn đồng/suất. Mọi người xếp hàng, chủ quán lấy cơm theo suất và báo số tiền, hoặc khách báo giá suất ăn trước… Sau đó, khách chủ động quét mã QR của quán dán ngay ở tủ đựng đồ ăn, khu vực chờ lấy cơm.

Mỗi lần khách chuyển khoản thành công là nghe tiếng loa phát: “Đã thanh toán thành công 35 nghìn đồng”; “đã thanh toán thành công 70 nghìn đồng”… Chủ quán vừa nghe, vừa tay gắp thức ăn – rất tiện lợi!

Nhắc đến câu chuyện của hai quán ăn trên cho thấy rằng: Việc “thanh toán không dùng tiền mặt” là hết sức tiện lợi và không phụ thuộc vào điều kiện, kinh phí đầu tư, khu vực trung tâm, thành thị hay nông thôn. Có thể vẫn còn khó khăn với người già hay một số người không sử dụng thiết bị di động… Tuy nhiên, hiện nay việc thanh toán bằng chuyển khoản, không dùng tiền mặt đã rất phổ biến, trở thành xu thế và được khuyến khích.

Trong kỷ nguyên số, thanh toán không dùng tiền mặt không còn là điều mới mẻ. Từ ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng đến quét mã QR – mọi thứ đều trở nên nhanh gọn và thuận tiện chỉ trong vài thao tác trên điện thoại.

Việc một số quán ăn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản” như một biểu hiện của sự bảo thủ giữa thời đại số hóa. Tất nhiên, bất lợi sẽ nghiêng về phía quán…

Chậm chuyển đổi… sẽ mất khách!

Chuyển khoản, thanh toán QR hay dùng ví điện tử giờ đây không chỉ tiện lợi, mà còn minh bạch và an toàn hơn hẳn tiền mặt. Người dùng không cần mang theo ví cồng kềnh, tránh được rủi ro mất tiền hay nhận nhầm. Giao dịch nhanh chóng, dễ kiểm soát và được lưu trữ rõ ràng.

Hơn thế nữa, các phương thức này thường đi kèm ưu đãi: hoàn tiền, tích điểm, giảm giá… Vừa tiết kiệm thời gian, vừa hưởng lợi – không ngạc nhiên khi thanh toán số trở thành xu hướng không thể đảo ngược.

Dù lợi ích rõ ràng, vẫn có những quán ăn cương quyết từ chối hình thức thanh toán hiện đại. Lý do? Ngại thay đổi, sợ hệ thống lỗi, hoặc đơn giản chỉ là... quen dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, sự trì trệ này lại đẩy chính họ ra khỏi guồng quay hiện đại. Khi khách hàng – đặc biệt là giới trẻ – ngày càng quen với việc “cà thẻ, quét mã”… Trải nghiệm kém khiến khách dễ bỏ đi, thậm chí không quay lại.

Không chỉ bất tiện cho khách, việc “chỉ nhận tiền mặt” còn khiến hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch. Doanh thu không rõ ràng, khó kiểm soát, dễ dẫn tới gian lận hoặc trốn thuế. Đây là lý do khiến cơ quan chức năng cũng khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang giao dịch số.

Về phía người tiêu dùng, họ đang tìm kiếm sự thuận tiện và minh bạch trong mọi giao dịch. Nếu một quán ăn vẫn “bảo thủ”, khả năng mất khách là điều khó tránh khỏi.

Chuyển đổi số không dừng lại ở việc chấp nhận chuyển khoản. Đó còn là việc ứng dụng các phần mềm quản lý đơn hàng, đặt món online, kết nối giao hàng và xây dựng thương hiệu trên nền tảng số.

Dĩ nhiên, ban đầu có thể là thách thức – chi phí đầu tư, đào tạo nhân sự, thay đổi quy trình. Nhưng nếu vượt qua, lợi ích dài hạn là rất lớn. Quán ăn không chỉ vận hành hiệu quả hơn mà còn tiếp cận được nhóm khách hàng trẻ, năng động và quen thuộc với công nghệ.

Sự phát triển của các ứng dụng ví điện tử, ngân hàng số cùng xu hướng tiêu dùng thông minh đã chứng minh: Chỉ những ai sẵn sàng đổi mới mới có thể tồn tại. Nếu một quán ăn hay một cửa hàng dịch vụ nào đó vẫn “không nhận chuyển khoản”, tức là đang chủ động bỏ lỡ cơ hội phát triển, thậm chí là tự mình rời khỏi đường đua.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar