Thứ tư 16/04/2025 16:43

Phụ nữ đang phải làm việc nhà gấp đôi nam giới

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương gấp 2,5 lần nam giới. Trong khi, phụ nữ Việt Nam làm việc nhà gần gấp đôi nam giới.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo: "Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng kinh tế" do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giớivà Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức vào ngày 20/3 nêu cụ thể, ở khắp nơi trên thế giới phụ nữ phải gánh vác khối lượng công việc chăm sóc không trả lương nhiều hơn so với nam giới.

Ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ phải gánh vác khối lượng công việc chăm sóc không trả lương nhiều hơn so với nam giới. Ảnh: LA

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung bình phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương nhiều gấp 2,5 lần so với nam giới. Phụ nữ Việt Nam dành thời gian làm việc nhà gần gấp đôi so với nam giới.

Trách nhiệm chăm sóc là một trong những lý do chính khiến phụ nữ hạn chế tham gia thị trường lao động. Do thiếu các dịch vụ chăm sóc, nên phụ nữ phải nhận những công việc bấp bênh, không ổn định hay thậm chí phải nghỉ việc.

Bên cạnh đó, các công việc chăm sóc có trả lương thường do phụ nữ đảm nhận, đa số là phụ nữ di cư, không có điều kiện làm việc tốt, cùng với mức lương thấp và hạn chế trong chế độ bảo hộ lao động và bảo trợ xã hội.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung bình phụ nữ làm công việc chăm sóc không lương nhiều gấp 2,5 lần so với nam giới. Ảnh: LA

Nếu xem xét sự tham gia đóng góp của phụ nữ cho tất cả các hình thức chăm sóc, phụ nữ đã đóng góp tới 11 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi do công việc chăm sóc không được đánh giá cao và sự thiếu đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc, khiến chúng ta bị thụt lùi trong tiến trình đạt được mục tiêu về bình đẳng giới.

Theo ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI: Sự phân bổ không cân bằng của các trách nhiệm chăm sóc giữa nam và nữ đang tạo ra những rào cản lớn đối với sự tham gia và phát triển nghề nghiệp của phụ nữ.

“Đầu tư vào kinh tế chăm sóc không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn là một chiến lược kinh tế quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững" – ông Võ Tân Thành thông tin.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: công tác nữ và bình đẳng giới

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Xây 'nền' cho thị trường carbon: Việt Nam tính kỹ từng bước

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Nghề review: Đánh giá sản phẩm hay quảng cáo trá hình ?

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm quảng cáo sữa Nutri Brain IQ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc: Tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Vĩnh Phúc: Gần 800 người tham gia chữa cháy rừng xuyên đêm

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'

Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Thân Thế Công - 'Ngọn lửa vàng' của tri thức trẻ Việt Nam

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý