Chủ nhật 22/12/2024 12:36

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Philippines căn cứ vào Mục 6 của Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines.

Sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000. Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại là từ 2019-2024.

Sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000. Ảnh minh hoạ

Cơ quan điều tra cho rằng trong giai đoạn 2019-2023, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng liên tục về mặt tuyệt đối, cụ thể: tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 10% trong năm 2020; 17% năm 2021; 5% năm 2023. Về mặt tương đối, thị phần nhập khẩu cũng tăng trong POI từ 30% năm 2019 lên 47% năm 2023 và 51% năm 2024 (tháng 1 đến tháng 6).

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines, ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại nghiêm trọng do hàng nhập khẩu gia tăng như sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, cắt giảm giá… Sự gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân chính yếu cho thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.

Do đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines tự khởi xướng điều tra vụ việc. Theo quy định, các bên liên quan là các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức trong và ngoài Philippines có quyền bày tỏ quan điểm, bình luận về vụ việc (bao gồm quan điểm bình luận về tác động của việc áp dụng biện pháp đối với lợi ích công chúng).

Ngoài ra, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines cũng thông báo sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trả lời bản câu hỏi điều tra trong vụ việc

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới