Chủ nhật 22/12/2024 19:33

Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo là nhiệm vụ trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam.

Nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp chế tạo

Chiều 9/3, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội thảo “Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo”, do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức chiều theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), phát biểu khai mạc hội thảo

Tham dự hội thảo có gần 150 đại biểu bao gồm đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện các cơ quan hữu quan, cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại(Bộ Công Thương) - cho biết: Tiếp nối thành công từ chương trình Hội thảo đã được diễn ra vào năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản tổ chức hội thảo, với mong muốn sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích hơn nữa giúp phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực bao trùm, bền vững.

Những chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách của đại biểu tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý giá cho Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam trong các nỗ lực phát triển, cải cách ngành công nghiệp chế tạo.

Gần 150 đại biểu bao gồm đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện các cơ quan hữu quan, cùng các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tham dự hội thảo

Nhật Bản đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Theo ông Lê Hoàng Tài, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực. Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã tạo nền tảng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký, nhất là trong các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: Viễn thông, điện tử - công nghệ thông tin, sản xuất thép, xi măng, dệt may,da giày... với sự xuất hiện của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Tập đoàn Toyota, Honda, LG…

Năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đang đứng thứ hai với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022.

Đặc biệt, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với việc là nhà tài trợ ODA lớn nhất. Trong đó, hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực then chốt nhất như hạ tầng cơ sở giao thông vận tải, đào tạo nhân lực, cải cách thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục.... nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam.

Tính riêng, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 23,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN