Thứ hai 23/12/2024 07:02

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Vẫn đang có những bất cập trong phối hợp của các bên liên quan trong tham gia công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 1/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự phối hợp thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030".

Phát biểu tại hội thảo, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - nhận định, phát triển vùng dân tộc thiểu số luôn là chính sách ưu tiên của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Thời gian qua, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số Việt Nam đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng tài trợ quốc tế. Với những hỗ trợ đó, kinh tế xã hội của khu vực này đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là vùng nghèo nhất của cả nước. Một trong những tồn tại theo báo cáo của Chính phủ đó là các nguồn vốn đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số còn tản mạn, nhỏ lẻ, phân tán, các nguồn chưa thực sự gắn kết tạo cộng hưởng, lan tỏa.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước, giải quyết một cách cơ bản các tồn tại, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án tổng thể là rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Để hỗ trợ Ủy ban Dân tộc - cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc thiểu số thực hiện Đề án tổng thể, Ngân hàng Phát triển châu Á đã tài trợ 2 triệu USD không hoàn lại cho Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực thể chế cho thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030” (gọi tắt là Dự án TA6776).

Tại hội thảo, phía ADB, Ủy ban Dân tộc và các bên liên quan đã cùng nhau chia sẻ thông tin về đánh giá ban đầu cơ chế phối hợp thực hiện đối với đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo TS. Phạm Thái Hưng - Nhóm tư vấn Dự án TA6776, các Nhóm công tác về đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là EMWG) là cơ chế hợp tác không chính thức của các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ có quan tâm đến mảng dân tộc thiểu số. Hiện chưa có cơ chế điều phối chính thức giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chiếm 14,6% dân số cả nước nhưng các dân tộc thiểu số chiếm đến 86% tổng số hộ nghèo. Mặt khác hộ nghèo dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và các rủi ro khác. Hiện, việc viện trợ phát triển cho giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm về mức rất thấp. Đồng thời, viện trợ phát triển không tập trung cho giảm nghèo dân tộc thiểu số mà hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế. Mặt khác, hầu hết các đối tượng phát triển không còn đưa giảm nghèo dân tộc thiểu số trong chiến lược.

Trong bối cảnh vốn vay ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cường kết nối, thích ứng biến đổi khí hậu, đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp, vùng dân tộc thiểu số tăng vùng với những nỗ lực của Chính phủ dành nguồn lực đầu tư công cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

“Bối cảnh mới kèm theo cả cơ hội và thách thức đòi hỏi cần có cơ chế điều phối giữa các bên liên quan để thúc đẩy hợp tác và sử dụng hiệu quả nguồn lực để giải quyết tình trạng nghèo cho cộng đồng dân tộc thiểu số”, ông Phạm Thái Hưng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện đang có những bất cập trong phối hợp tất cả các bên liên quan trong tham gia công cuộc phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan của Chính phủ Việt Nam phối hợp với nhau thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định pháp luật của Nhà nước, trong khi đó, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ phối hợp thông qua các EMWG phi chính thức của họ.

Hiện có một số đối thoại hỗ trợ kỹ thuật quy mô nhỏ cho các chương trình liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Một số đối tác phát triển phối hợp với cơ quan của Chính phủ Việt Nam trong chuẩn bị và triển khai dự án của họ. Nhưng về tổng thể, những hoạt động đó thường tiếp cận theo các cục bộ, khiến sự phối hợp trở lên manh mún.

Đề xuất về cơ chế điều phối giữa Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân vì sự phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, ông Stewart Pittaway - Nhóm tư vấn Dự án TA6776 - khuyến nghị, Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với đặc trưng là một loạt các cuộc họp với các bên liên quan với sự tham gia của các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân. Cuộc họp đầu tiên của các bên liên quan sẽ được tổ chức vào đầu quý IV/2022…. Dự án TA6776 sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực để Ủy ban Dân tộc triển khai và quản lý cơ chế phối hợp theo hướng bền vững…

Cũng theo ông Stewart Pittaway, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua thúc đẩy thực hiện Đề án Tổng thể bằng cách mời tất cả các bên liên quan tham gia vào Cơ chế Điều phối do Chính phủ Việt Nam dẫn dắt thông qua đầu mối là Ủy ban Dân tộc. Bên cạnh đó, cần có sự đối thoại ở phạm vi rộng giữa các bên. Rà soát các kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Đề án Tổng thể và các chính sách liên quan. Thông qua chính quyền địa phương để xác định các cơ hội hợp tác, các hành động phối hợp, hành động chung. Chia sẻ cách làm tốt, bài học kinh nghiệm, nhân rộng và thể chế hóa....

Trong khung khổ Dự án TA6776, tư vấn ADB sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện 3 nội dung chính gồm: Cơ chế chính sách đối với dân tộc thiểu số; tăng cường năng lực huy động quản lý sử dụng vốn ODA/vốn vay ưu đãi; giám sát chương trình/dự án và nội dung rà soát, nghiên cứu cơ chế chính sách đã được triển khai thực hiện.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu