Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ trong quý 3 nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức từ xuất khẩu, đồng Yên mất giá và chính sách tiền tệ.
Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới? Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Kinh tế Nhật Bản phục hồi nhẹ nhưng còn nhiều bất ổn

Sau hai quý suy giảm liên tiếp, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật Bản trong quý 3 năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/11. Trước đó, nền kinh tế nước này từng giảm 1,1% trong quý 2 so với năm 2023, cho thấy dấu hiệu hồi phục yếu ớt của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

So với quý trước, GDP quý 3 tăng 0,2%, phù hợp với dự báo từ các chuyên gia trong khảo sát của hãng tin Reuters nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 0,5% ghi nhận trong quý 2. Nếu hiệu chỉnh theo yếu tố mùa vụ để phản ánh mức tăng trưởng năm, GDP tăng 0,9%, nhỉnh hơn dự báo 0,7% nhưng lại giảm sâu so với mức 2,9% của quý trước đó. Những con số này phản ánh rõ sự mong manh trong đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản khi động lực tăng trưởng vẫn còn yếu.

Số liệu trên được công bố trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang từng bước thắt chặt chính sách tiền tệ. Vào tháng 7 vừa qua, BOJ đã nâng lãi suất ngắn hạn từ 0,1% lên 0,25%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2008. Đây là lần thứ hai trong năm BOJ tăng lãi suất, sau đợt tăng đầu tiên vào tháng 3 sau 17 năm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục. BOJ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất nếu hoạt động kinh tế và giá cả diễn biến như kỳ vọng. Điều này cho thấy, dù đang nỗ lực phục hồi, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng "đi trên dây" trước các áp lực từ trong và ngoài nước.

Kinh tế Nhật Bản vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh hoạ: Bloomberg
Kinh tế Nhật Bản vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh hoạ: Bloomberg

Xuất khẩu gặp thách thức, đồng Yên tiếp tục mất giá

Dù ghi nhận tăng trưởng trong quý 3, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt là từ tình hình kinh tế thế giới. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy giảm và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hồi phục rõ rệt, hoạt động xuất khẩu – một trong những trụ cột của nền kinh tế Nhật – đang chịu nhiều sức ép. Sự suy yếu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa từ Nhật Bản, đe dọa đến triển vọng phục hồi trong những quý tiếp theo.

Bên cạnh đó, đồng Yên Nhật tiếp tục trượt giá mạnh so với đồng USD, phần nào phản ánh sự hoài nghi của giới đầu tư vào các chính sách kinh tế của chính phủ nước này. Đồng yên mất giá khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh Nhật Bản vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng và nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này có thể làm gia tăng áp lực lạm phát và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Trước diễn biến này, giới chức Nhật Bản liên tục cảnh báo thị trường không nên có hành động “đầu cơ thái quá” đối với đồng yên. Chính phủ Nhật Bản cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời nếu các yếu tố nội tại của nền kinh tế không được cải thiện.

Rõ ràng, dù GDP tăng trưởng trở lại trong quý 3, Nhật Bản vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo đà phục hồi bền vững. Tình trạng mong manh của nền kinh tế, áp lực từ thị trường quốc tế và vấn đề nội tại như đồng yên mất giá đang đặt ra không ít thách thức cho chính phủ và Ngân hàng Trung ương nước này trong thời gian tới.

Từ ngày 18 đến ngày 22/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương có chuyến làm việc tại Nhật Bản tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng.

Tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Nhật Bản còn có Thứ trưởng Phan Thị Thắng cùng lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Công nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế, Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Báo Công Thương...

Bên cạnh Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các thành viên trong Đoàn công tác Bộ Công Thương sẽ có những hoạt động trao đổi, gặp gỡ tiếp xúc bên lề với các đối tác tại Nhật Bản...

Kỳ vọng, chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Minh Đạt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt  vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử