Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!

Sáng 25/9, Diễn đàn kinh tế miền Trung lần thứ 2 với chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững” diễn ra tại TP.Đà Nẵng.
Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Toàn cảnh hội thảo

Diễn đàn có sự tham dự của 10 địa phương Vùng Duyên hải miền Trung cùng 500 doanh nghiệp trong vùng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Từ những gợi mở của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ...

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo điều phối liên kết vùng miền Trung cũng như những kết quả đã đạt được. “Câu chuyện này là chủ đề thời sự không chỉ ở nước ta mà ở các nước trên thế giới. Không thể nào phát triển nền kinh tế của Việt Nam mà mô hình phát triển của 63 tỉnh giống nhau. Đó là sự cần thiết để có các liên kết vùng. Chủ trương của Đảng, Nhà nước đến nay đã có cái gì và còn thiếu cái gì?” - Phó Thủ tướng gợi mở.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo

Phó Thủ tướng nhấn mạnh về động lực của vấn đề liên kết và lý giải, trước hết phải tính đến lợi ích kinh tế; rồi, tập trung xác định thế nào là động lực của liên kết.

“Phải chăng các địa phương khi tham gia vào liên kết vùng thì tiềm năng và lợi thế so sánh của các vùng, địa phương được tôn trọng và được phát huy. Việc này là vì lợi ích chung của cả vùng, cao hơn là lợi ích chung của cả nước. Vấn đề phân bổ nguồn lực và phân chia lợi ích, tính toán phân chia địa phương như thế nào. Cơ chế của chúng ta nếu ngân sách vẫn để như cũ thì sẽ khó mà phát huy được, phải điều chỉnh dần cơ chế xây dựng, quyết định ngân sách của cả nước. Phân bổ ngân sách hiện nay thuần túy theo từng tỉnh nên vẫn còn bất cập. Phải có thể chế kinh tế vùng phù hợp, đối với vùng động lực phải có thể chế tương ứng, động lực để phát huy vai trò đầu tàu. Đánh giá những kết quả đã đạt được từ diễn đàn lần thứ nhất đến nay, ngoài sự hỗ trợ của chính phủ và trung ương, thì nội lực của các tỉnh miền Trung là rất lớn. Duy nhất trong cả nước hiện nay chỉ có miền Trung mới làm được việc liên kết với nhau một cách tự nguyện và đã có những kết quả cụ thể” - Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Việc đánh giá tiềm năng lợi thế cơ hội thách thức của miền Trung trong thời đại mới, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, kể cả đánh giá trục Bắc Nam và Đông Tây hoạt động như thế nào cho phù hợp phát triển kinh tế vùng?

“Miền Trung là dải dài nhưng rất hẹp mà không phát triển được tuyến hành lang kinh tế Đông Tây là rất hạn chế. Nếu kinh tế biển là trọng điểm của cả nước thì miền Trung là trọng điểm của trọng điểm. Thể chế về vùng miền như thế nào? Chúng ta không có chính quyền vùng, nhưng muốn phát triển phải có liên kết, muốn liên kết phải có 1 giàn nhạc, trong giàn nhạc phải có 1 nhạc trưởng” - Phó Thủ tướng lưu ý.

... Đến ý kiến chuyên gia kinh tế

Tại diễn đàn, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, 6 năm qua, Vùng Duyên hải miền Trung đã làm được nhiều việc mà nơi khác không làm được. Kỳ vọng liên kết miền Trung là rất lớn, nhưng đến nay, kết quả đạt được chưa như mong đợi. Đơn giản nhất là thu nhập bình quân của vùng vẫn thấp hơn cả nước; trình độ cơ bản về cấu trúc ngành của miền Trung vẫn chưa được cải thiện; năng lực mới được phát hiện như du lịch, năng lực mới được tạo lập như khu công nghiệp tận dụng khai thác còn yếu, chậm… Đây là những điểm rất yếu của miền Trung.

“Tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền Trung giống nhau, cấu trúc liên kết vùng hàng dọc, nguồn lực có hạn. Đấy là cơ sở làm cho khả năng xung đột lợi ích lớn hơn khả năng phối hợp lợi ích. Khu vực miền Trung có rất nhiều thế mạnh, nhưng mạnh nhất là “mạnh ai nấy làm” - TS. Trần Đình Thiên thẳng thắn.

Còn TS.Trần Du Lịch -Trưởng nhóm Tư vấn phát triển Vùng Duyên hải miền Trung - thì đặt vấn đề, khu vực miền Trung có hơn 600km bờ biển, tuy nhiên, chức năng chủ yếu chỉ là phục vụ giao thông đơn thuần chứ chưa phục vụ phát triển du lịch.

Để phát triển kinh tế tư nhân - động lực phát triển kinh tế miền Trung bền vững - theo ý kiến khảo sát của hơn 700 đại biểu tham gia diễn đàn, 57% đại biểu cho rằng, môi trường kinh doanh thông thoáng là yếu tố tiên quyết, 23% đại biểu cho rằng, cần thu hút doanh nghiệp tiên phong có năng lực dẫn dắt, có khả năng lan tỏa tốt…

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI - thời gian qua, Vùng Duyên hải miền Trung đang là khu vực làm tốt nhất yếu tố minh bạch trong 10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. “Tuy nhiên khoảng cách về chất lượng điều hành giữa các địa phương trong khu vực chưa thực sự đồng đều. Việc đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết vùng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính là giải pháp quan trọng để phát triển đều” - ông Đậu Anh Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, vùng còn nhiều hạn chế như gánh nặng về chi phí thực hiện thủ tục hành chính còn cao, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa hướng tới đối tượng cần “hỗ trợ”, chất lượng lao động chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực, phát triển doanh nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng (giữa) thay mặt Bộ Công Thương tham dự diễn đàn

Để khu vực phát triển đột phá, ông Tuấn đề xuất phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp theo hướng cần nhiều năng động và hành động, bên cạnh đó cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực và chính quyền cần lắng nghe doanh nghiệp từ đó đồng hành sát sườn với doanh nghiệp…

Nỗi niềm doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cũng nêu ra nhiều ý kiến với mong muốn thúc đẩy việc phát triển kinh tế của vùng. Ông Ngọc Thủy (Tập đoàn Vingroup) cho hay, cần phải đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực như là một ngành công nghiệp mũi nhọn, do đó phải đầu tư vào giáo dục để phát triển phù hợp với thời điểm hiện tại, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục tiếng Anh. Còn ông Hà Giang – Giám đốc Công ty Hà Giang Phước Tường - đề xuất: "Lãnh đạo các tỉnh phải ngồi lại để phá bỏ rào cản. Muốn làm được phải có người đứng đầu”.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh - Xuất nhập khẩu Hương Quế - thì khảng khái: “Cách đây 4 ngày, Bộ Công Thương công bố cắt giảm phần lớn các thủ tục đang là trở ngại của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Cảm ơn Bộ Công Thương! Các ngành, các cấp, công chức, viên chức cần thay đổi cách ứng xử khi tiếp xúc với doanh nghiệp, đặc biệt là không phân biệt doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân. 10 tỉnh duyên hải nói riêng và các bộ, ngành cần phải học theo Bộ Công Thương, phải xem lại những thủ tục gì không cần thiết, là rào cản, cản đường doanh nghiệp phát triển thì phải nhanh chóng xóa bỏ. Chính phủ nói chung và các tỉnh Duyên hải miền Trung nói riêng cần có rà soát đánh giá lại nguồn lực thực tế của địa phương như nhân lực, tài nguyên đất đai, nên chủ động đưa ra các gói chính sách tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển để doanh nghiệp tư nhân thực sự là động lực của phát triển”.

“Muốn phát triển bền vững phải có sự phân công chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng”

Phát biểu kết luận tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng sau diễn này, đàn miền Trung sẽ có bước đột phá. Tuy nhiên, con số hơn 1/3 đại biểu bày tỏ nghi ngại thì cần phải nhìn thẳng vấn đề và tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để tạo đà cho kinh tế Duyên hải miền Trung phát triển mạnh hơn nữa.

Phát triển kinh tế miền Trung: Không thể mạnh ai nấy làm!
Nhiều doanh nghiệp tham gia diễn đàn cũng bày tỏ nhiều tâm tư, nguyện vọng

Phó Thủ tướng rất tâm đắc phát ngôn ấn tượng nhất của tiến sĩ Trần Đình Thiên là: "Miền Trung có rất nhiều thế mạnh nhưng mạnh nhất là mạnh ai nấy làm” - cho rằng, đây cũng là mấu chốt vấn đề cần có những giải pháp thích hợp.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay còn thiếu việc liên kết vùng và thiếu liên kết địa phương. Đây chính là rào cản rất lớn của Việt Nam để khai thác tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Các tỉnh trong vùng có sự hỗ trợ của Trung ương và sự nỗ lực tự thân thì kinh tế xã hội đã có những bước phát triển tích cực. Nhiều nỗ lực nhưng chưa kết nối trực tiếp liên kết vùng, chưa thực sự là chất kết dính các địa phương trong vùng, kinh tế xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng…

“Hiện chưa có con số về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tương ứng với chuyển dịch lao động hay không, việc tăng năng suất chuyển dịch ngành còn yếu. Hiện vẫn còn nhiều bất cập, như tính cục bộ còn cao, chưa bền vững, còn chồng chéo, có biểu hiện cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các địa phương, chênh lệch trình độ giữa các tỉnh trong vùng, giữa các địa phương trong tỉnh ngày cảng lớn, thiếu cơ chế liên kết. Muốn phát triển bền vững phải có sự phân công chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, đặc biệt là kinh tế biển” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ đã có Văn bản số 941 ngày 25/6/2015 về việc thành lập các Tổ điều phối trọng điểm. Đã nêu đến khái niệm hội đồng vùng với nhiều chức năng và quyền hạn. Phó Thủ tướng cũng lưu ý Ban điều phối “nói đã nhiều, giờ cần hành động, cần cơ cấu lại, Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Ban chỉ đạo điều phối Vùng Duyên hải cùng các tỉnh để rà soát quy hoạch phát triển, quy mô của các khu công nghiệp, khu kinh tế để có báo cáo Chính phủ, tránh tình trạng đô thị hóa và công nghệ treo. Rà soát để xử lý và có đề xuất phát triển cho khu vực. Tổng kết đánh giá cơ chế hoạt động của các ban quản lý các khu kinh tế về vấn đề tăng quyền hạn. Về xây dựng chiến lược khu Lọc hóa dầu thì đang trình Thủ tướng để ban hành Quy hoạch Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2025-2035, trong đó có đề xuất xây dựng trung tâm chế biến...
Xuân Hoài - Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động