Thứ sáu 22/11/2024 17:45

Nông sản đang là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhiều nhất

Hàng năm, Trung Quốc chi hơn 230 tỉ USD để nhập khẩu nông sản. Thủy sản, trái cây, gạo là nhóm mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường này.

Trung Quốc thị trường lớn thứ 2 của nông lâm thủy sản Việt

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Còn theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng năm 2024, Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước… đứng vị trí thứ 2 về thị trường xuất khẩu.

Trong nhóm hàng nông sản có nhiều mặt hàng hàng năm Trung Quốc đều nhập khẩu trên 20 tỉ USD như: trái cây, thủy hải sản, ngũ cốc (gạo)...

Rau quả là một trong những mặt hàng được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này. Thời điểm này đang là chính vụ thu hoạch sầu riêng. Tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) thời điểm này, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 xe hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc, một nửa trong số đó là xe chở /chu-de/xuat-khau-sau-rieng.topic. Hiện, sầu riêng Ri6 được các thương lái thu mua, xuất khẩu sang Trung Quốc với giá cao nhất là 60.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong giá cao nhất là 92.000 đồng/kg, tức mỗi xe hàng xuất khẩu có giá trị từ 1,1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu Lào Cai đạt trên 1,1 tỷ USD. Trong đó, phần lớn là xuất khẩu mặt hàng quả sầu riêng với trên 100 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 540 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group - cho biết, nhu cầu về rau quả ở các thị trường hiện rất lớn. Sản phẩm của Việt Nam nếu thâm nhập vào được, đảm bảo sự ổn định về chất lượng sẽ có chỗ đứng. Điển hình như mặt hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc, đơn hàng của công ty tăng đột biến, với dự kiến xuất khẩu 2.500 tấn sầu riêng tươi trong năm nay.

Ông Nông Đức Lai - Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc – cho hay, theo số liệu công bố từ Hải quan Trung Quốc, thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc 5 tháng đầu năm tăng trưởng trên 20%. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc không chỉ có mức tăng trưởng cao, mà giữa các ngành hàng, sản phẩm đều có tăng trưởng cân bằng.

Trong đó, nông sản đang là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhiều nhất. Hàng năm, nước này chi 230 tỉ USD để nhập khẩu nông sản, riêng trong 5 tháng đầu năm nay đã nhập gần 100 tỉ USD. Trong nhóm hàng nông sản có nhiều mặt hàng hàng năm Trung Quốc đều nhập khẩu trên 20 tỉ USD như trái cây, thủy hải sản, ngũ cốc (gạo)... Đây là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh. Các doanh nghiệp phải tận dụng, khai thác tối đa thị trường tiềm năng này.

"Các sản phẩm và thực phẩm chế biến sẵn đang là một ngành hàng rất tiềm năng tại Trung Quốc và sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu mặt hàng tươi sống mà nên đầu tư sản xuất các sản phẩm chế biến sẵn để đưa vào thị trường này", ông Nông Đức Lai gợi mở.

Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Ông Nông Đức Lai nhận định, đối với hàng hóa nông lâm sản từ nay đến cuối năm xuất khẩu dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. 6 tháng cuối năm, Trung Quốc có rất nhiều kỳ nghỉ lễ, tết dài ngày, hiện tại đang là kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên, sau đó là tết Trung thu… Trong những dịp nghỉ lễ, tết, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản tăng rất cao, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội, thời gian này để đẩy mạnh xuất khẩu. Việc đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

This browser does not support the video element.

Bên cạnh những thuận lợi, theo ông Nông Đức Lai, là quốc gia xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc nhiều nhất, nhưng Việt Nam cũng là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm, do đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý vấn đề này.

Ngoài ra, thị trường rất rộng lớn và mỗi một tỉnh, một địa phương đều là một thị trường riêng. Trung Quốc có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, mỗi một địa phương lại sẽ nhu cầu tiêu dùng khác nhau, cần những mặt hàng khác nhau. Do đó, việc xúc tiến thương mại của các địa phương, doanh nghiệp cũng cần lưu ý vấn đề này. Doanh nghiệp, địa phương trước khi đi xúc tiến thương mại nên cung cấp thông tin cụ thể để thương vụ nghiên cứu xem thị trường nào là phù hợp.

Ông Nông Đức Lai cũng kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường thiết lập quan hệ với các địa phương Trung Quốc khai thác từng thị trường, cho từng mặt hàng cụ thể. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung khai thác các thị trường rộng lớn như: phía tây, miền Trung, phía đông bắc của Trung Quốc.

“Tại tỉnh Quảng Đông, thị trường này có nhu cầu rất lớn đối với hàng thủy hải sản trong khi tỉnh Sơn Đông lại cần nhiều nhất là cao su. Doanh nghiệp phải tìm hiểu để có cách khai thác hiệu quả”, ông Nông Đức Lai dẫn chứng.

Còn theo ông Tô Ngọc Sơn - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), mặc dù thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên, chất lượng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với mặt hàng nông sản. Do đó, cần đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu, bởi hiện nay là thế giới phẳng. Một thị trường xuất hiện vấn đề thì các thị trường khác đều đồng loạt áp dụng các chính sách tương tự.

Bên cạnh công tác xúc tiến thương mại, ông Tô Ngọc Sơn cũng đề nghị các thương vụ cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thông tin thị trường để đưa ra các báo cáo đánh giá tình hình thị trường, dự báo tác động và dự báo xu thế. Đây sẽ là những thông tin rất hữu ích để các đơn Vụ thị trường tiến hành đánh giá, phân tích tình hình và đưa ra các đối sách trong bối cảnh các nền kinh tế cạnh tranh chiến lược đang ảnh hưởng rất lớn đến xu thế thương mại toàn cầu. Việc này sẽ có tác động qua lại để lựa chọn ngành hàng, lựa chọn những bước đi tiếp theo của nền kinh tế trong thời gian tới.

"Tất cả các nước đều tìm cách, mong muốn đưa được hàng vào thị trường Trung Quốc trong khi Việt Nam chúng ta ở ngay sát bên cạnh mà không khai thác hiệu quả thị trường này thì có phần lỗi của chúng ta", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh và yêu cầu các cơ quan của Bộ Công Thương nghiên cứu, triển khai các kiến nghị, thông tin chia sẻ từ thị trường Trung Quốc.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước