Nội tạng món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe

Nội tạng động vật như lòng, gan, dạ dày là món ăn giàu đạm, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.
Ăn bánh chưng thế nào để tốt cho sức khỏe? Chuyển đổi số để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Không thể phủ nhận được một sự thật là nội tạng động vật có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Như trong tim, gan chứa nhiều vitamin A và chất sắt, rất có lợi với những người thiếu máu, trẻ em cũng như phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì chứa nhiều cholesterol nên người cao tuổi không nên ăn quá nhiều.

Nội tạng động vật bao gồm các cơ quan tim, phổi, gan, dạ dày, bầu dục, ruột của động vật được sử dụng làm thực phẩm
Nội tạng động vật bao gồm các cơ quan tim, phổi, gan, dạ dày, bầu dục,
ruột của động vật được sử dụng làm thực phẩm

Protein trong nội tạng động vật (trừ não và tủy) chiếm khoảng 16-22% trọng lượng. Nội tạng còn chứa nhiều chất béo, vitamin A, sắt, chống thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng, duy trì khối lượng cơ bắp, mang lại cảm giác no lâu, nguồn cung cấp choline cho cơ thể. Người dân sử dụng thực phẩm này luộc, xào, nấu cháo hoặc nhiều món khác nhau.

Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất đó gây ra các bệnh lý về thành mạch - xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp… Bởi vậy, có một số nhóm nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này như người cao tuổi, béo phì, mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, gout.

Phụ nữ có thai cũng là nhóm đối tượng thận trọng khi ăn các loại nội tạng dù đó là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan.

Trong thời kỳ trong bụng mẹ, thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khi mẹ hấp thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn 80% với mẹ dùng dưới 5.000 IU. Vì vậy, các thai phụ cần hết sức thận trọng, đặc biệt nếu đang dùng các chất bổ sung chứa vitamin A.

Lưu ý, cần chọn nội tạng còn tươi từ động vật có nguồn gốc rõ ràng, không bị bệnh. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã nhiều lần thu giữ các sản phẩm từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc giấy tờ được đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc ngay hoặc lâu dần mắc các bệnh lý khác nếu dùng thực phẩm không an toàn.

Nội tạng mua về cần sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, chanh, chần nước sôi trước khi nấu. Gan, bầu dục, tim cần cắt hết phần hôi, màng mỡ bám vào. Nấu chín kỹ, không ăn lòng tái, sống. Khi lòng thừa, bạn không nên để qua đêm vì đây là thực phẩm giàu đạm dễ nhiễm vi sinh vật.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn lòng hàng ngày. Người lớn nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50 - 70g mỗi lần. Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30 - 50g.

Hà Trần
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Xem thêm