Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.
Thiếu vi chất dinh dưỡng - 'nạn đói tiềm ẩn' đe dọa sức khoẻ người Việt Bộ trưởng Bộ Y tế nói về việc điều chuyển thuốc bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Chưa ghi nhận người thừa i-ốt

Để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, thời gian qua, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lên tiếng cho rằng sử dụng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt.

Ngày 5/11, bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp đưa ra trong thời gian qua gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các rối loạn thiếu i-ốt.

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'
Bộ Y tế khuyến nghị tăng cường sử dụng muối i ốt. Ảnh: Gia Linh

Bà Thuỷ dẫn chứng, theo kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019 - 2020, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Cụ thể, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mgc/l); phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l (mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 150-249mgc/l).

Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là phải trên 90%.

Như vậy, chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.

Ngoài ra, các báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia ghi nhận, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

TS.BS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin thêm: Tính theo các vùng sinh thái thì chỉ có khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đạt mức trung vị i-ốt niệu trên 100 mcg/l.

Các khu vực khác, kể cả Duyên hải miền Trung (vùng ven biển) vẫn còn tình trạng thiếu i-ốt. Kết quả cụ thể mức trung vị i-ốt niệu như: Tây Nguyên: 118,5 mcg/l; Đồng bằng sông Hồng: 89 mcg/l; Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: 95 mcg/l; Khu vực Đông Nam bộ: 107 mcg/l; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: 93 mcg/l;

Hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng lưới Toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong quá trình thực hiện nghị định, có ý kiến cho rằng việc sử dụng muối tăng cường i-ốt dẫn đến sản phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.

Năm 2017, Bộ Y tế có công văn, trong đó nêu rõ Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học về vấn đề trên.

Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến nội dung này. Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09 đến 8 năm.

Cũng chính vì kiến nghị của doanh nghiệp, năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất này vào các sản phẩm.

Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định số 09 theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng muối i-ốt.

Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dân vẫn ở ngưỡng cộng đồng.

Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định 09.

Tại buổi làm việc với doanh nghiệp ngày 30/10, lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các công ty để nghiên cứu, làm rõ ảnh hưởng của muối i-ốt với sản phẩm của họ.

Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy, việc sử dụng muối pi-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt sức khỏe người tiêu dùng, thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định.

Thống kê trên cơ sở dữ liệu của Mạng lưới i-ốt toàn cầu (IGN) cho thấy, 126 quốc gia quy định bắt buộc tăng cường, trong đó 114 nước yêu cầu sử dụng muối đã tăng cường i-ốt trong chế biến thực phẩm.

Trong ASEAN, 8 quốc gia áp dụng chính sách bắt buộc tăng cường i ốt vào muối ăn và muối dùng trong chế biến thực phẩm, gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines; chỉ có 2 quốc gia áp dụng chính sách khuyến khích là Singapore và Brunei.

Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức Y tế thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, cấp xã/phường dự kiến sẽ nhận thêm 120 nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nam tính toán lại chi phí đầu tư tuyến cao tốc theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi trình Thủ tướng xem xét hỗ trợ vốn.
Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, báo chí không chỉ là công cụ truyền thông mà là đối tác chiến lược, đồng hành, phản biện, kiến tạo và lan tỏa giá trị.
Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Chiều 9/5 tại Hải Phòng, Thiếu tướng Nguyễn An Phong nhận bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân từ Trung tướng Nguyễn Văn Bổng.
Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển xác nhận có tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, nhưng chưa thông tin việc cấp chứng nhận cho Lòng Chát quán.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nhựa dùng một lần nhằm giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đỏ rực phố chợ Hà Nội, giá chỉ từ 10.000 đồng/kg, gây "sốt" nhờ hình đẹp, vị ngọt, đóng gói chuyên nghiệp và phân phối cực nhanh.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 nhiệm kỳ 2025 - 2030 khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, tiêu biểu.
70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Sáng 9/5, PC Hải Phòng kỷ niệm 70 năm ngành Điện, tri ân quá khứ, lan tỏa khát vọng và giữ vững dòng điện niềm tin cho thành phố Cảng.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Cuộc thi “Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám” tôn vinh khí phách dân tộc, lan tỏa tinh thần yêu nước, hun đúc lý tưởng cách mạng qua ngòi bút người làm báo.
Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Sau 8 năm trở lại Trường Sa, Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh xúc động trước sự đổi thay kỳ diệu của đảo xanh và càng vững tin vào thế trận lòng dân nơi hải đảo.
Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Sau khi xem xét hành động vô lễ đối với cựu chiến binh của N.N.G, trường Đại học Văn Lang đã ra thông báo kỷ luật khiển trách đối với nam sinh viên này.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5, Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, sóng nhẹ, biển êm.
Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

Giữa hải trình đầy sóng gió, những sĩ quan làm công tác hậu cần trên tàu 561 đã tiếp sức cho đoàn công tác vượt sóng đến với Trường Sa, nhà giàn DK-1.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Liên quan vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát (268 Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thông báo, quán kinh doanh đúng luật, nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ.
Mobile VerionPhiên bản di động