Thứ sáu 16/05/2025 21:58

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Với 30,26% tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Từ ngày 19-21/11, tại Thái Lan đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Tham dự Hội nghị có 1.200 đại biểu đến từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh TH

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn có Vụ Bình đẳng giới và Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đại diện Thường trực Việt Nam tại Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (UN ESCAP).

Hội nghị nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong 5 năm qua, tìm hiểu các bài học kinh nghiệm, các điển hình tốt cũng như những khó khăn, thách thức, hành động ưu tiên cần thiết để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; chia sẻ thông tin về các chính sách bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Hội nghị cũng là cơ hội để thúc đẩy sự đồng thuận tại khu vực về các hành động ưu tiên để đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết trong Tuyên bố và chuẩn bị nội dung cho Phiên họp thứ 69 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ vào tháng 3/2025.

Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 xếp hạng 72/146 quốc gia. Ảnh TH

Phát biểu tại phiên họp chính của Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã nhấn mạnh: Trong 30 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2019-2024, Việt Nam đã quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, các cam kết quốc tế khác về bình đẳng giới, nổi bật là việc xây dựng và củng cố luật pháp, chính sách của quốc gia.

Việt Nam nghiêm túc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật và chính sách nhằm xóa bỏ những quy định mang tính chất phân biệt đối xử đối với phụ nữ và nam giới. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 được ban hành với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Những nỗ lực và quyết tâm trên đã cải thiện rõ rệt vai trò địa vị của phụ nữ Việt Nam. Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 xếp hạng 72/146 quốc gia. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (đạt 30,26%); Phụ nữ Việt Nam chiếm 46,8% lực lượng lao động cả nước; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ là 62,4%; Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 28,2%. Ngày càng có nhiều gương mặt nữ doanh nhân và nữ giám đốc điều hành tiêu biểu của Việt Nam được các diễn đàn kinh tế thế giới ghi nhận và tôn vinh.

Phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị đã truyền đi thông điệp, Việt Nam quyết tâm thực hiện các giải pháp đã nêu trong Báo cáo quốc gia 30 năm rà soát việc thực hiện Cương lĩnh và hướng tới thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, để không ai bị bỏ lại ở phía sau trong quá trình phát triển. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác giữa Chính phủ và các bên liên quan, trong đó có các cơ quan của Liên hợp quốc để tối đa hóa sự hỗ trợ kết quả về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Vì sự tiến bộ của phụ nữ

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết 68: Bệ phóng mới cho doanh nghiệp tư nhân

Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tạo 'hành lang' phát triển báo chí trong kỷ nguyên số

Lào Cai: Khuyến cáo người dân về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Lai Châu: Xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 5 người mất tích

Chỉ 6% người bán hàng đa cấp qua kiểm tra kiến thức pháp luật

Gần 100 trường hợp cấp cứu trong Đại lễ Vesak tại Hà Nội

Đường tới đỉnh cao Olympic quốc tế của nam sinh Hà Nội

Kiểm toán nhà nước: Nhiều bộ ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương không sát thực

Điện Biên rung chuyển bởi động đất 5.0 độ richter, cảnh báo cấp độ 2

Lai Châu: Huy động trên 392 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025 có nội dung gì?

Chuyện chưa biết về ngôi nhà đặc biệt từng hai lần đón Bác Hồ

Thời tiết hôm nay 16/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 16/5/2025: Vịnh Thái Lan có lốc xoáy

Báo Công Thương đoạt giải cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Quy định mới về chế độ trả lương dạy thêm

Hướng dẫn mới về quản lý tài sản công sau sáp nhập