Uống nước đậu đen rang mỗi ngày điều gì sẽ xảy ra?

Nước đậu đen rang là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng, uống thường xuyên, vậy uống nước đậu đen rang mỗi ngày có tốt không?
Nước đậu đen giúp giảm mỡ máu nhưng nhiều người mắc sai lầm khi uống Giảm cân bằng nước đậu đen rang gừng có đúng cách?

Nước đậu đen rang được biết đến là thức uống nhiều protein, chất xơ cùng với các dưỡng chất khác có lợi cho sức khoẻ. Sử dụng nước đậu đen giúp cho làn da trở nên mịn màng hơn.

Tác dụng của nước đậu đen rang với sức khoẻ?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, đậu đen là loại thực phẩm mà thành phần dinh dưỡng bao gồm có nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, thành phần hợp chất phốt pho, sắt, canxi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc xương cũng như sức mạnh của xương.

Thành phần hợp chất canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương cũng như độ đàn hồi của xương và khớp.

Uống nước đỗ đen rang mỗi ngày điều gì sẽ xảy ra?
Nước đậu đen rang rất tốt cho sức khoẻ nhưng không nên uống nhiều

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị: Cần khoảng 99% nguồn cung cấp canxi cho cơ thể, 60% magiê và 80% dự trữ phốt pho được chứa trong xương. Do đó, để phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp có thể nên duy trì uống nhiều nước đỗ đen rang.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Ngoài ra, những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và mức insulin. Một cốc, hay 172 gam đậu đen nấu chín đóng góp 15 gam chất xơ.

Hoạt động duy trì lượng natri thấp trong máu là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Đậu đen có hàm lượng hợp chất natri thấp tự nhiên và chứa kali, canxi và magiê. Tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp tự nhiên.

Theo Y học cổ truyền, đỗ đen vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (đỗ đen xanh lòng).

Thành phần hóa học của hạt đỗ đen khá đa dạng nên nhiều tác dụng như trị đau lưng, chữa mất ngủ, táo bón, bồi bổ phụ nữ sau sinh.

Đỗ đen chứa isoflavone và anthocyanin. Đây là hai chất có khả năng điều chỉnh, chuyển hóa chất béo. Bên cạnh đó, nước đậu đen có thể giúp giảm cân do tác dụng làm đầy bụng, no nước, sẽ ít sử dụng các thực phẩm khác.

Uống nước đậu đen như nào cho khoa học?

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Y dược TP.Hồ Chí Minh (cơ sở 3), nước đậu đen rang tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không nên uống nhiều. Nước đậu đen chỉ nên sử dụng như món giải khát, 2-3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 100-250 ml. Không nên dùng thay nước uống hàng ngày vì chúng có thể ảnh hưởng khả năng hấp thu các chất trong cơ thể.

Đỗ đen chứa phytat, gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho, có thể dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Vì vậy, thời gian lý tưởng để sử dụng đỗ đen với các thực phẩm khác cách nhau khoảng 4 giờ.

Người bệnh tiểu đường không nên pha đường vào nước đậu đen. Nước đậu đen tác dụng lợi tiểu, do đó người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng, nên ăn uống theo lời khuyên của chuyên gia.

Người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đỗ đen. Hàm lượng protein trong đậu đen cao khiến người già, trẻ em hay có thể trạng yếu khó tiêu thụ hết. Từ đó dẫn đến chứng đầy bụng.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm