Thứ năm 26/12/2024 23:54

Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.

Những con người sống vì niềm đam mê

Để tìm hiểu về nghề điêu khắc than mỹ nghệ tại đất Mỏ, chúng tôi tìm đến xưởng điêu khắc than đá mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Tuấn Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình – một gia đình đã có 3 đời làm nghề điêu khắc than đá tại TP Hạ Long. Xưởng của gia đình anh chị được đặt ngay cạnh căn nhà nhỏ của 2 vợ chồng tại số 19 ngõ 74 phường Hồng Hà, TP. Hạ Long.

Khu xưởng rộng chừng 30m2 bao phủ bởi bụi than, chỉ có vợ chồng anh Quyết và một người thợ đang cần mẫn làm việc

Không khó nhận ra xưởng điêu khắc than đá của anh chị từ xa với những âm thanh đục đẽo, mài, đánh bóng than. Xưởng chỉ rộng chừng 30m2 với 3 người thợ. Tiếp chuyện chúng tôi, anh Bình kể, điêu khắc than đá là nghề truyền thống của gia đình, truyền đến đời của anh đã là 3 đời “Nghề bắt đầu từ khi ông nội tôi khi làm thợ mỏ than Mông Dương thời Pháp thuộc. Vốn khéo léo, lại mê điêu khắc, những lúc rảnh rỗi ông thường khắc gọt than thành những sản phẩm độc đáo. Chủ mỏ rất thích và thường đem đi làm quà biếu”.

Tiếp nối truyền thống, đến đời bố anh, rất nhiều tác phẩm giá trị được ra đời và thường được dùng làm quà tặng cho Chính phủ, chuyên gia nước ngoài…Điêu khắc than gắn bó trong suốt thời tuổi thơ của anh Quyết. Có lẽ chính vì vậy, điêu khắc than đã trở thành niềm đam mê, động lực hối thúc anh tiếp tục nghề khắc đá này.

Theo anh Quyết sả‌n phẩm có đa dạng mẫu mã, mẫu mã càng phức tạp thì thời gian điêu khắc càng lâu và giá thành càng cao
Không giống như các sả‌n phẩm mỹ nghệ khá‌c, than đ‌á có đặc tính cứng và giòn nên cần sự tỉ mỉ, khéo léo hơn rất nhiều

Theo anh Quyết, than sử dụng điêu khắc phải là loại than kíp-lê (altraxit) có độ biến chất cao nhất, khối lớn có chất lượng tốt, độ đen đặc, bề mặt không có đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc. Hiện chỉ có loại than lấy từ mỏ Cao Sơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu này. Anh Quyết đã từng cất công đi than tại rất nhiều mỏ nhưng đều không đáp ứng được.

Nghề điêu khắc than đá đòi hỏi sự tỉ mỉ với từng chi tiết và tính kiên trì với từng sả‌n phẩm
Một sả‌n phẩm hoàn thiện cần trải qua khá nhiều công đoạn, từ đá thô đem cư‌a thủ công ra từng kíc‌h thước đã tính toán trước, sau đó bắ‌t đầu điêu khắc thành hình th‌ù sả‌n phẩm rồi đem đi đán‌h ráp, đán‌h mịn rồi chuyển qua đán‌h bóng

Anh chia sẻ, ngoài kỹ thuật truyền thống, anh có những sáng tạo riêng, nâng tầm kỹ thuật khắc nổi, mài, nhằm tạo chiều sâu cho tác phẩm... Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 mẫu đủ loại được anh Bình chế tác, trong đó có những mẫu như tranh than đá về Vịnh Hạ Long, Hòn Trống mái, sư tử, thuyền buồm…rất được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Các sản phẩm điêu khắc từ than đá của gia đình đã được bán ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Áo, Đức… Đáng chú ý, nhiều khách du lịch Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ còn đến xưởng tìm hiểu, đặt làm riêng.

Nỗi lo nghề dần bị mai một

Nghề chế tác than đá ở Quảng Ninh có từ những năm cuối thế kỷ XIX. Điêu khắc than đá xuất phát từ những người thợ mỏ dưới thời Pháp thuộc. Ban đầu, những người thợ mỏ khéo tay đã mang những hòn than trong hầm lò về điêu khắc xem như một thú vui rồi dần dần điêu khắc than đá trở thành một nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo của Vùng mỏ Quảng Ninh. Nghề cũng từng phát triển rất mạnh, hình thành những xóm làm nghề ở khu vực TP Hạ Long và TP Cẩm Phả. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hợp tác xã bị giải thể, những người thợ giỏi tản mát ra làm xưởng riêng, đến nay nhiều hộ không trụ được với nghề, chuyển nghề khác mưu sinh.

Hơn 20 năm về nhà chồng là từng đó năm chị Bình sa‌y mê với những hòn than đen nhánh. Vợ chồng chị Bình chính là những người thợ điêu khắc than đ‌á trẻ nhất và cũng là những người thợ gần như cuối cùng, không mấy ai còn mặn mà với nghề

Nói đến tương lai của nghề điêu khắc than đá, giọng anh Quyết bỗng trùng xuống. Anh kể, ngay như xưởng của anh có thời điểm có đến 10 thợ làm thường xuyên, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn vợ chồng anh và 2 người bạn nữa làm cùng. Anh Quyết chia sẻ: “Do ít được quan tâm, hiện nay nghệ nhân tứ tán, chủ yếu sáng tác nhỏ lẻ kiếm sống. Việc mua nguyên liệu than đ‌á, các doanh nghiệp không bán số lượng nhỏ lẻ nên tôi phải mua than trôi nổi trên thị trường với giá thành cao hơn nhiều lần. Một phần do sản phẩm khó tiêu thụ, qua nhiều trung gian nên giá thành tới tay người tiêu dùng quá cao. Hơn nữa, nghề này vốn là nghề bụi bặm, cần sự tỉ mỷ mà thu nhập chưa hấp dẫn, nên người trẻ theo nghề ngày càng ít”.

Những sả‌n phẩm làm ra không chỉ là vì mục đích thương mại mà nó còn là tâm hồn của người con đất mỏ, niềm tự hào với nghề truyền thống của gia đình
Từ những hòn than xù xì, thô ráp, để làm ra một sả‌n phẩm có hồn là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, khéo léo

Theo lời anh Quyết, vợ chồng anh cũng đã từng vay vốn mở rộng sản xuất, dự định mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật điêu khắc than đá cho du khách tham quan. Thế nhưng, do thiếu kinh nghiêm và thiếu vốn dự án dang dở khiến gia đình lại càng khó khăn. Chị Bình vợ anh Quyết chia sẻ. “Gia đình giờ không có người nối nghiệp chắc nghề cũng chỉ duy trì được khoảng chục năm nữa. Chúng tôi chỉ mong sao tỉnh có sự quan tâm hơn, hỗ trợ về vốn, về quỹ đất mở xưởng và khâu quảng bá để những người làm nghề như chúng tôi yên tâm sản xuất. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng truyền nghề cho những người có năng khiếu và thực sự tâm huyết để nghề truyền thống, riêng có này của Quảng Ninh không bị mất đi. Bởi phải đam mê với nó mới theo nghề và giữ nghề được”.

Tác phẩm điêu khắc từ than đá - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được gia đình chị Bình thực hiện trong thời gian diễn ra dịch Covid-19. Gia đình có mong muốn được gửi tặng Phó Thủ tướng nhưng chưa có dịp

Chị Bình cũng kể, đã từng có đoàn Trung Quốc đến nhà ngỏ ý hợp tá‌c, đầu tư máy móc hiện đại và vốn để anh chị mở rộng sả‌n xuất với điều kiện dạy nghề cho họ. Nhưng vợ chồng chị đã từ chối vì cho rằng nếu truyền nghề này ra nước ngoài thì Quảng Ninh sẽ mất đi một nghề truyền thống độc đáo.

Những tháng vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid, khách du lịch giảm mạnh, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Điều này lại càng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của anh chị. Nếu những tháng trước khi có dịch, trung bình xưởng của anh chị cũng xuất được từ 100-200 mẫu sản phẩm nhưng những tháng gần đây số lượng sản phẩm bán ra còn chưa được 50 mẫu, khó khăn chồng chất khó khăn.

Mong rằng, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm những chính sách, đầu tư đúng mức sẽ bảo tồn được nghề truyền thống đặc trưng riêng của Quảng Ninh, tiếp tục có được những sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch, góp phần vào việc quảng bá văn hóa, du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục