Thứ bảy 28/12/2024 19:08

Nợ thuế, đại diện 172 doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Đẩy mạnh hiệu quả công tác đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế, năm 2023 Cục Thuế Hà Nội tạm hoãn xuất cảnh đối với 172 doanh nghiệp.

Cục Thuế Hà Nội cho biết, năm 2023 đơn vị đẩy mạnh hiệu quả công tác đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế, triển khai các bước quy trình tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật đối với 172 doanh nghiệp nợ thuế.

Theo Cục Thuế Hà Nội do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Do đó công tác thu hồi nợ đọng thuế năm 2023 gặp nhiều khó khăn.

Theo Cục Thuế Hà Nội do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Do đó công tác thu hồi nợ đọng thuế năm 2023 gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Cục Thuế đặt nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nộp thuế duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người nộp thuế được gia hạn nợ thuế, giảm thuế VAT, nộp dần tiền thuế có bảo lãnh ngân hàng thuế theo quy định của pháp luật là công tác trọng tâm.

Cùng với đó, Cục Thuế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng. Trong đó trọng tâm là việc ứng dụng chuyển đổi số trong tất cả các khâu gửi thông báo nợ bằng phương thức điện tử, cưỡng chế nợ thuế, kiểm soát nợ mới phát sinh, giám sát chặt chẽ gói gia hạn nộp thuế.

Từ đó triển khai đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, công khai thông tin nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật, tăng 300 tỷ đồng so với năm 2022. Tổng số nợ ước đến thời điểm 31/12/2023 chiếm tỷ trọng 7,2% trên số thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Bên cạnh đó, Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hiệu quả công tác đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế Hà Nội triển khai các bước quy trình tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của 172 doanh nghiệp nợ thuế.

Trong năm 2024, Cục Thuế Hà Nội sẽ triển khai hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiếp tục thực hiện chuẩn hóa, phân loại nợ, thực hiện các biện pháp xử lý, thu nợ thuế theo quy định. Tiếp tục tham mưu nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng tại địa phương.

Tập trung thu hồi các khoản nợ liên quan đến đất của các dự án do chính quyền địa phương quản lý. Thực hiện hiệu quả công tác xử lý nợ theo Nghị quyết của Quốc hội. Kết hợp giữa đôn đốc nợ đọng với tháo gỡ khó khăn vương mắc cho doanh nghiệp.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nợ thuế

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững