Thứ hai 18/11/2024 22:24
Xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số

Những tác động từ phong tục, tập quán

Bên cạnh những kết quả tích cực, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các tỉnh miền núi nói chung, vùng núi phía Bắc nói riêng đang gặp không ít khó khăn, trở ngại. Trong đó, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán của mỗi vùng miền.
Những ngôi nhà gỗ đã trở thành nét đặc trưng riêng có của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái

Chính sách khó áp dụng vào thực tế

Với những bản vùng cao ở Mù Cang Chải (Yên Bái), nếu tính tới việc “xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch” (tiêu chí 17 của chương trình xây dựng NTM), hẳn sẽ là chuyện khó có thể thực hiện. Bởi lẽ, ở nhiều bản vùng sâu, vùng xa, đồng bào Mông thường sống không tập trung, thậm chí mỗi quả đồi chỉ có 1 - 2 hộ sinh sống. Lúc sống là vậy, lúc chết, mỗi hộ cũng tự tìm kiếm nơi chôn cất phù hợp với điều kiện gia đình. Nếu có xây nghĩa trang cũng không ai chịu mang người nhà đến đó chôn. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều bản, làng thuộc các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai…

Hay như với tiêu chí số 9 là phải có “75% số hộ có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng”. Tiêu chí này hoàn toàn không phù hợp với nhiều bản làng vốn có phong tục dựng nhà gỗ (người Mông ở Sơn La), nhà tường trình (người Mông ở Hà Giang), hoặc nhà xây bằng gạch đất (người Sán Chỉ ở Quảng Ninh; người Hà Nhì ở Lai Châu)… Những ngôi nhà truyền thống vốn là nơi sinh sống nhiều đời của đồng bào. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra nét văn hóa, nét bản sắc riêng có của đồng bào DTTS mỗi vùng, miền. Nếu buộc phải thay những ngôi nhà này bằng những ngôi nhà “3 cứng” sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nếp sinh hoạt, tập quán, phong tục của đồng bào DTTS.

Ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) nêu ví dụ: Đồng bào Sán Chỉ vốn có thói quen để chuồng trại trâu bò, lợn gà ngay sát nhà, vừa để tiện trông nom, vừa tiện chăm sóc. Người Dao thì nhiều năm về trước, nhà nào cũng có 1 thùng nước tiểu để trong góc bếp… Nay xây dựng NTM, muốn bà con bỏ thói quen này cũng không thể “một sớm một chiều” mà phải phân tích, vận động dần dần. Bên cạnh đó, do bà con chủ yếu là hộ nghèo, để bà con di dời, xây sửa nhà vệ sinh thì phải có sự quan tâm, hỗ trợ về kinh phí cho mỗi hộ.

Giải quyết mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới

Từ những bất cập trong công tác xây dựng NTM vùng miền núi phía Bắc, mới đây, Ủy ban dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của phong tục tập quán các DTTS khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng NTM”. Trong đó xác định, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải rà soát, thống kê một số phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào DTTS đang sinh sống tại khu vực miền núi phía Bắc. Từ đó, phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những yếu tố chưa phù hợp, còn lạc hậu đang ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng NTM.

Theo Tiến sĩ Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Ban Chủ nhiệm đề tài cần nhận diện những yếu tố tích cực và tiêu cực của các phong tục tập quán các dân tộc để đề xuất các giải pháp, nhằm giải quyết các mâu thuẫn còn tồn tại. Nếu việc xây dựng NTM loại bỏ toàn bộ các phong tục tập quán của đồng bào thì chương trình xem như không thành công và không phát huy được sức mạnh của cộng đồng.

Từ thực tế điều kiện địa lý, kinh tế, phong tục, tập quán đồng bào các địa phương, các đại biểu tham dự hội thảo đề xuất cần điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với đặc thù văn hóa, kinh tế - xã hội vùng miền núi phía Bắc như: Quy hoạch, hạ tầng về chợ, nhà văn hóa, đường giao thông, thủy lợi; khu nghĩa trang; thu nhập, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tỷ lệ sử dụng nước sạch.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, một số tiêu chí nên cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của miền núi phía Bắc như: Tiêu chí sử dụng nhà văn hóa, quản lý và tổ chức lễ hội, đám cưới, đám tang; cần có sự hỗ trợ nhất định trong quá trình chuyển giao kỹ thuật, đầu tư đào tạo nghề và lao động cho phù hợp với DTTS; có kế hoạch truyền thông, vận động người dân thực hiện, đặc biệt liên quan đến hôn nhân, gia đình, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tích cực như các hương ước, quy ước, lễ hội, các nghi lễ mang tính cộng đồng và có tính giáo dục cao…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung, Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc UBDT, cho biết: Để thực hiện đề tài đạt hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã triển khai hội thảo tại các vùng, tọa đàm và phỏng vấn ở địa phương. Tất cả các hoạt động này đã được triển khai đồng bộ theo kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Thời gian tới, nhóm nghiên cứu đề tài mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các chuyên gia nhằm hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu đề tài thành công, góp phần tích cực vào việc hoàn thành xây dựng NTM ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số