Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Năm 2010, tỉnh Quảng Ninh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Với cách làm riêng và sáng tạo, chương trình đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã Quảng Ninh hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền tinh gọn, hiệu quả Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Người dân thụ hưởng thành quả

Là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc có tổng diện tích trên 12.000km2, địa hình bị chia cắt bởi biển, đảo, đồi núi, sông ngòi…, với hơn 1,3 triệu dân, Quảng Ninh gồm 22 dân tộc cư trú trên địa bàn 186 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố, khu vực nông thôn gồm 111 xã trong đó 92 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, bãi ngang với 17 xã và 54 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Nhờ thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", đến nay tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 98/98 số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2016 - 2022, cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025.

Bình Liêu luôn chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc đặc biệt là công tác giao đất canh tác
Quảng Ninh luôn chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc đặc biệt là công tác giao đất canh tác. Ảnh: Tiến Minh

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06).

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đánh giá: Đây là Nghị quyết chiến lược, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo một cách bền vững trên mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh. Nghị quyết 06 được tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện đồng bộ với các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bằng sự thống nhất, đồng lòng, quyết tâm cao và cách làm chủ động, sáng tạo, đột phá, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tích và kết quả nổi bật quan trọng. Theo đó, 3 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động nguồn lực trên 118.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện Nghị quyết 06 và các Chương trình Mục tiêu quốc gia.

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên của cả nước đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) theo tiêu chí giai đoạn 2021 -2025
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Tiến Minh

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới vùng rừng Đông Bắc (Quảng Ninh) có 7 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 1 thị trấn; diện tích tự nhiên 470,76km2; dân số 33.386 người; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 96% chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ... Năm đầu đưa chương trình xây dựng nông thôn mới về địa phương trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều khe bản còn phải vận động nhân dân định canh - định cư, nhiều xã còn trong diện xóa đói - giảm nghèo, sản xuất tự sản tự tiêu; đồng bào dân tộc ít người còn nặng hủ tục văn hóa cũ.

Các thế hệ cán bộ và nhân dân đã đoàn kết, quyết tâm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm địa kinh tế và văn hóa địa phương.

Sau hơn 13 năm nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện miền núi, dân tộc, Bình Liêu đã có sự bứt phá ngoạn mục trong hành trình xây dựng nông thôn mới với thu nhập bình quân đầu người đạt gần 70 triệu đồng/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều còn 0,84%; hệ thống hạ tầng giao thông cùng các thiết chế văn hóa mới dần được hoàn thiện đã góp phần kéo giảm khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng và mở ra tương lai phát triển mới cho vùng đất này.

Ông Hoàng Đức Hải (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) phấn khởi chia sẻ: "Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân có được những con đường bê tông trải dài, rộng rãi; được hội họp, sinh hoạt ở những khu nhà văn hóa đầy đủ tiện nghi về cơ sở vật chất. Đặc biệt, nhờ các cơ chế, chính sách từ tỉnh đến địa phương mà bà con đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no cho mỗi gia đình".

người dân địa phương đã tổ chức trồng cây gỗ lớn phân tán tại khu vực lòng hồ Khe Lừa, xã Lương Mông.
Người dân huyện Ba Chẽ tổ chức trồng cây gỗ lớn phân tán tại khu vực lòng hồ Khe Lừa, xã Lương Mông. Ảnh: Vũ Lương

Tương tự, sau hơn 12 năm bền bỉ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2023, Ba Chẽ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn chương trình xây dựng nông thôn mới (về đích sớm 3 năm so với kế hoạch).

Theo đó, năm 2023 tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 19,2% so với cùng kỳ (cao hơn 0,7 điểm% so với mục tiêu bình quân cả năm), thu ngân sách nội địa đạt 70,093 tỷ đồng, trong đó thuế, phí đạt 49,8 tỷ đồng, vượt 6,5% dự toán. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,2 triệu đồng. Toàn huyện đã trồng được 363,7 ha rừng gỗ lớn; 80 ha dược liệu, tăng 34% cùng kỳ.

Hiện Ba Chẽ không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,69%; xóa toàn bộ nhà tạm, nhà ở dột nát. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 72%. Ba Chẽ đã hoàn thành việc lập quy hoạch vùng huyện; quy hoạch chung các xã và thị trấn xong trước 31/3/2023; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050…

Trở thành tỉnh kiểu mẫu nhờ đưa chương trình nông thôn mới vào chiều sâu

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo đó là phải bắt đầu từ tư duy. Quảng Ninh đã thực sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kiên trì thực hiện chủ trương quy hoạch đi trước một bước.

Để đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh tập trung vào các đột phá chiến lược là: Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ liên thông tổng thể, kết nối chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn, giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế từ kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đã hoàn thiện để tổ chức lại không gian và nguồn lực, quản lý sử dụng bền vững, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh
TP. Hạ Long (Quảng Ninh) vừa được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới - Ảnh: Tiến Minh

Tại Hội nghị tổng kết 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bềng vững của Quảng Ninh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã ghi nhận và đánh giá Quảng Ninh hết sức năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương trong điều kiện của tỉnh qua từng giai đoạn; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; ưu tiên dành nguồn lực tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

Bên cạnh việc bố trí ngân sách địa phương, Quảng Ninh cũng sáng tạo trong việc huy động nguồn lực xã hội. Cùng với đó, tỉnh huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lồng ghép khéo léo các chương trình mục tiêu ở từng địa bàn, có cơ chế để phát huy vai trò, tinh thần nỗ lực của người dân tự vươn lên thoát nghèo. Với những cách làm như vậy đã khẳng định Quảng Ninh có nhiều mô hình hay được Trung ương, các tỉnh ghi nhận, đến học tập trong xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới không chỉ mang lại luồng gió mới, diện mạo mới tại các làng quê, thôn xóm trên địa bàn Quảng Ninh. Nhờ đó đã củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng và là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ninh bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hiện đại, văn minh, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí và cuộc sống nhân dân.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ông Trần Phong được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Ông Trần Phong được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Ông Trần Phong - Bí thư Thành ủy Đồng Hới - được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hải Dương: Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển

Hải Dương: Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển

Cùng với công tác giáo dục và đào tạo, lĩnh vực y tế, lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh Hải Dương tập trung quan tâm.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Năm 2024, GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến tăng 7,52% so với năm 2023, cao hơn bình quân chung cả nước, giải ngân vốn đầu tư công đạt 96% kế hoạch đề ra.
Cận cảnh khu biệt thự 370 tỷ đồng bỏ hoang bên bãi biển Hà Tĩnh

Cận cảnh khu biệt thự 370 tỷ đồng bỏ hoang bên bãi biển Hà Tĩnh

Hàng chục căn biệt thự nghỉ dưỡng đẳng cấp bị bỏ hoang, nhếch nhác cạnh bãi biển tiềm năng ở tỉnh Hà Tĩnh.

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Kiến nghị kỷ luật 11 tổ chức, 32 cá nhân sau thanh tra

Bạc Liêu: Kiến nghị kỷ luật 11 tổ chức, 32 cá nhân sau thanh tra

Trong 11 tháng năm 2024, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị kỷ luật 11 tổ chức, 32 cá nhân và chuyển 4 vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Bạc Liêu: Đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Bạc Liêu: Đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, khẳng định cần xây dựng một tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Thái Nguyên tạo đột phá, thu hút các

Thái Nguyên tạo đột phá, thu hút các 'đại bàng' công nghệ

Tỉnh Thái Nguyên sẽ tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng...
Quảng Nam: Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quảng Nam: Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tỉnh Quảng Nam đã và sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Khởi công giai đoạn 1 dự án TTTM  AEON MALL Thanh Hoá

Khởi công giai đoạn 1 dự án TTTM AEON MALL Thanh Hoá

Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam vừa tổ chức Lễ khởi công dự án Trung tâm thương mại AEON MALL Thanh Hoá với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Ngày 9/12, tại Kỳ họp thứ 31, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, tiến hành công tác kiện toàn chức danh Ủy viên UBND tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Bình: Đề xuất các phương án tinh gọn bộ máy trình Trung ương trong tháng 12

Quảng Bình: Đề xuất các phương án tinh gọn bộ máy trình Trung ương trong tháng 12

Ngày 9/12, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa 18 khai mạc kỳ họp thứ 19, tỉnh sẽ đề xuất các phương án tinh gọn bộ máy trình Trung ương trong tháng 12 năm nay.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

11 tháng năm 2024, Nam Định có 1.206 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 31.769 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Ba bệnh viện đa khoa khu vực này được định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa hạng I, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Tuấn Anh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái

Ông Nguyễn Tuấn Anh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái

Tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tiến hành xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng về công tác cán bộ.
Yên Bái: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 tăng 11 bậc

Yên Bái: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 tăng 11 bậc

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực khi đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2023.
Thanh Hóa tiến hành sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW

Thanh Hóa tiến hành sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW

Thanh Hóa vừa thông tin về Dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Sáng nay (9/12), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng.
Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Khai mạc Kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX

Khai mạc Kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX

Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khai mạc Kỳ họp thứ 21, báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Hải Dương: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương trên báo chí

Hải Dương: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương trên báo chí

Trong thời gian qua, Hải Dương đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động