Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Những nhận thức mới khi đọc cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội

Nội dung cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa xuất bản được đông đảo bạn đọc đón đọc; làm tăng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách cho thấy vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm. Cuốn sách có giá trị quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nó thể hiện nhất quán, kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng gợi mở, định hướng và đóng góp nhiều giải pháp có giá trị quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" đã lấy lại lòng tin cho nhân dân về ý thức thượng tôn pháp luật. Đồng thời khẳng định nhận thức đây là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.

cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Cuốn sách gồm 3 phần chính:

Phần thứ nhất, một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; gồm bài tổng quan đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược!; bốn bài phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022; nội dung phát biểu kết luận tại các phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo do đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Phần thứ hai gồm 14 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng từ những năm đầu đổi mới (1986) đến nay và 8 bài về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có những bài được viết từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước.

Phần thứ ba, tập hợp 96 ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và các chính khách, học giả nước ngoài ủng hộ và thể hiện niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một trong những giải pháp được chống tham nhũng trong tác phẩm được nhắc đến nhiều là gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin trong nhân dân, đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước và vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó, thắt chặt và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân. “Liên hệ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng. Đây là mối quan hệ “tin cậy lẫn nhau”,“tín nhiệm lẫn nhau” như Lênin nói. Nhân dân tin ở Đảng, ủng hộ Đảng, theo Đảng làm cách mạng. Còn Đảng làm hết sức mình để phục vụ nhân dân, phát huy vai trò và khả năng sáng tạo không bao giờ cạn của nhân dân” (trang 282).

Đồng thời, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng được đề cập trong hoạt động trong mặt trận chống tham nhũng “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tập trung giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, gây nhiều bức xúc trong nhân dân; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên” (trang 34);

Và trên hết là cơ chế giám sát của người dân “Có cơ chế để dân giám sát và kiểm tra các hoạt động của Đảng, của cán bộ, đảng viên, như đề cao vai trò trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” (trang 262).

Với những nhận thức đầy đủ và tích cực từ Đảng viên đến các tổ chức Đảng các cấp về phòng chống tham những góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; Việc nghiêm túc nghiên cứu, vận dụng các chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các Chỉ thị, Nghị quyết về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là trách nhiệm của Đảng viên mà của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân.

Cuốn sách đã làm rõ và tập hợp có hệ thống các khía cạnh, các vấn đề về phòng, chống tham nhũng để Đảng viên và mọi tầng lớp dân cư hiểu rõ hơn tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Từ giá trị lý luận và những chỉ đạo từ nội dung cuốn sách đã lấy lại lòng tin của toàn dân đối với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

Để phòng chống tham nhũng, một số điều nhận thức được trong tổ chức giám sát:

Một là: Hoạt động giám sát của người dân

Chế độ chúng ta, với thiết chế dân chủ, quyền giám sát thuộc về người dân và các tổ chức chính trị xã hội. Vấn đề đưa ra là làm sao để thực hiện được quyền đó. Với chủ trương và mục tiêu hướng tới là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đã có thể hiểu hoạt động giám sát sẽ và đã được tiến hành ở mọi nơi, mọi giai đoạn, không có vùng cấm.

Đảng tới các cơ quan quản lý nước các cấp cần thực hiện tốt các hoạt động giám sát theo chức năng của mình, cần cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, phát hiện vấn đề từ thực tiễn để xác định, lựa chọn các nội dung, vấn đề cần giám sát phù hợp theo từng thời điểm, địa bàn, vùng miền. Quan tâm đến các vấn đề mới, chủ động nghiên cứu, dự báo các vấn đề phát sinh trong thực tiễn để kịp thời đề xuất hoạt động giám sát, góp ý, phản biện xã hội, xác định hoạt động thường xuyên và hoạt động trọng tâm từng giai đoạn.

Làm phong phú các hoạt động giám sát của người dân như tổ chức diễn đàn đối thoại giữa dân với người đứng đầu các tổ chức để kiểm tra, chất vấn, phản biện thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên được coi trọng tâm kênh giám sát, phát hiện vấn đề từ thực tiễn thực thi chính sách, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh và chống tham những từ gốc.

Tuy nhiên, theo tôi hoạt động giám sát trong việc tổ chức thực hiện còn một số hạn chế, nên xem xét tìm giải pháp khắc phục:

  • Cho dân quyền giám sát nhưng còn thiếu những thiết chế để dân thực thi quyền đó hoặc làm mang tính hình thức;
  • Chưa giải quyết triệt để tồn tại xung đột các quy định quyền và nghĩa vụ trong các văn bản thực thi pháp luật;
  • Nên xem xét để công khai nhiều hơn, như cho dân biết kết quả thanh kiểm tra, biết nhiều hơn về nội dung kê khai tài sản cán bộ quản lý, lãnh đạo...
  • Mở rộng hơn hoạt động phản biện xã hội để dân dễ tiếp cận, có cơ chế bảo vệ để , không ngại bị trả thù...
  • Nên tham khảo ý kiến của dân giải pháp khắc phục các đầu tư không đạt hiệu quả trong các dự án. Thời gian trôi đi các tổn thất sẽ càng gia tăng...

Hai là: Đưa hoạt động giám là một trong những nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội

Quyền giám sát của người dân cũng có thể thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, như một hoạt động giám sát có tổ chức.

Hiện nhiều tổ chức chính trị xã hội thực thi quyền giám sát thông qua các hoạt động phản biện xã hội, tuy nhiên phạm vi giám sát thường là các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó.

Về góc độ pháp luật hiện cũng còn thiếu các thiết chế để các Hội, Hiệp hội hoạt động. Nên tách các Hội hoạt động ở lĩnh vực xã hội và nghề nghiệp để có quy định pháp lý riêng.

Ba là: Dư luận xã hội và hoạt động báo chí

Đây là một kênh giám sát khá hiệu quả trong thời gian qua.

Trong khi nhận thức về quyền giám sát của người dân chưa đầy đủ cũng như cơ chế thực hiện quyền này còn hạn chế thì dư luận xã hội và hoạt động báo chí là hoạt động không thể thiếu thực thi quyền giám sát.

Đây là lĩnh vực hầu như không bị hạn chế về phạm vi và nội dung.

Thời gian qua có thể thấy báo chí hầu như tiên phong trong các lĩnh vực chống tham những, tiêu cực. Nhiều vụ việc chống tham nhũng, tiêu cực từ dư luận xã hội và hoạt động báo chí. Đảng đã sử dụng lực lượng này như một công cụ hữu hiệu.

Hoạt động này làm câm nín các tư tưởng, đối tượng phản động về hạn chế quyền tự do báo chí của Đảng và Nhà nước ta.

Bốn là: Công tác thanh kiểm tra

Để hoạt động này trở thành công cụ tin cậy trong việc chống tham nhũng, tham ô, tiêu cực vi phạm pháp luật thì lực lượng này cần phải giỏi về chuyên môn để kiểm tra và phát hiện, đánh giá khách quan mức độ sai phạm, nhưng hơn hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, không bị vật chất cám dỗ và quyền lực mua chuộc.

Dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận này thông qua các công cụ Đảng sử dụng. Tuy nhiên có nhiều vấn đề đã xảy ra như:

Đối tượng (doanh nghiệp, tổ chức...) đã được nhiều lần thanh kiểm tra không phát hiện, chỉ khi dư luận xã hội và báo chí vào cuộc, cộng với sự chỉ đạo cụ thể của Ban Phòng chống tham nhũng tiêu cực thì vụ việc mới được phát hiện. Khi đó có cần thiết xem xét trách nhiệm các đoàn kiểm tra trước đó không. Vấn đề là do năng lực chuyên môn hay sự việc bằng cách nào đó đã được bỏ qua.

Các vụ việc xử lý chậm đặc biệt là xử lý tài sản thi hành án vẫn còn gây bức xúc trong dư luận xã hội, còn chưa triệt để, chưa có tác dụng răn đe.

Năm là: Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước hoạt động độc lập và có cơ chế giám sát lẫn nhau

Việc này chúng ta đã làm, đã tiếp thu các tinh hoa kỹ thuật của tổ chức bộ máy nhà nước các nước phát triển. Nhưng một trong những hạn chế là việc thực hiện tốt chức năng giám sát. Cơ chế giám sát, tự giám sát cần tiếp tục hoàn chỉnh thêm. Với tư tưởng chống tham nhũng từ gốc đây là việc cần làm ngay.

Hệ thống pháp luật cần tiếp tục hoàn chỉnh, không xung đột, rào kín được các quan hệ kinh tế - xã hội khi đó sẽ hạn chế nạn tham nhũng tận gốc. Tạo cho người dân ý thức thượng tôn pháp luật thay cho suy nghĩ cách lách luật để làm giàu.

Những tư tưởng chỉ đạo trong quấn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” thực sự toàn diện và lớn hơn rất nhiều trong một số nhận thức được trình bày trên. Thực tế cần tiếp tục nghiên cứu quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của người Đảng viên trong mặt trận này ở các khía cạnh, ở các thời điểm, ở các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Quyển sách là Cẩm nang cho Đảng viên trong mọi hành động.

Nguyễn Đức Thịnh - Phó Bí thư Chi bộ VAMI
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Xem thêm