Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý EVN giải thích lý do tăng giá điện từ ngày 11/10/2024 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Chiêu trò xuyên tạc từ việc tăng giá điện

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng để kích động dư luận. Chúng cố tình lợi dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để gieo rắc thông tin sai lệch, bóp méo sự thật, hòng làm giảm lòng tin của người dân vào ngành điện và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Trong khi đó, sự thật về tình hình kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nguyên nhân phải điều chỉnh giá điện lại bị các đối tượng này cố tình lờ đi hoặc bóp méo. Đây là một thủ đoạn không mới, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội hiện đại, nơi mà tin giả có thể dễ dàng "phủ sóng" hơn bao giờ hết.

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá
Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng để kích động dư luận. - Ảnh: Thế Duy

Từ khi EVN thông báo chính thức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%, các luận điệu chống phá, xuyên tạc được dịp để gia tăng cường độ.

Một số bài đăng trên mạng xã hội cố tình khuếch đại việc điều chỉnh giá điện thành một vấn đề lớn, cho rằng đây là gánh nặng không cần thiết cho người dân, gây bức xúc và phản ứng tiêu cực trong dư luận. Nhiều thông tin sai lệch thậm chí còn dựng nên những thuyết âm mưu rằng EVN "lợi dụng" quyền lực độc quyền để thu lợi bất chính từ việc tăng giá điện. Thế nhưng, sự thật mà các thế lực thù địch cố tình lờ đi là EVN đã phải gánh lỗ trong nhiều năm liên tiếp và việc tăng giá điện lần này hoàn toàn dựa trên các yếu tố khách quan, cần thiết cho sự phát triển bền vững của toàn ngành.

EVN có thực sự giữ thế độc quyền?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trước năm 2006, thực sự từng nắm giữ toàn bộ nguồn phát điện của hệ thống điện quốc gia, nhưng hiện tại, sự tham gia của EVN trong khâu sản xuất điện đã giảm đáng kể. Đến nay, EVN chỉ còn trực tiếp và gián tiếp kiểm soát khoảng 37,6% công suất đặt của toàn hệ thống, trong đó 15% là sở hữu trực tiếp các nhà máy thủy điện và 22,6% thông qua các tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2, Genco 3). Thực tế này cho thấy, EVN không còn là đơn vị độc quyền trong khâu sản xuất điện, trái với suy nghĩ của một số người rằng tập đoàn này vẫn duy trì toàn quyền kiểm soát ngành điện.

Trong quá trình thị trường hóa ngành điện, Chính phủ Việt Nam cũng đã tạo ra một khung pháp lý rõ ràng để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài. Khâu phát điện, một trong những mảng quan trọng nhất của ngành điện, hiện đã mở cửa và thu hút lượng lớn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, các nhà đầu tư tư nhân có thể chiếm đến một nửa công suất nguồn điện quốc gia. Điều này minh chứng rõ ràng rằng sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang ngày càng gia tăng, giảm bớt sự phụ thuộc vào EVN trong sản xuất điện.

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trước năm 2006 từng nắm giữ toàn bộ nguồn phát điện của hệ thống điện quốc gia, nhưng hiện tại, sự tham gia của EVN trong khâu sản xuất điện đã giảm đáng kể. - Đồ hoạ: Thế Duy

Dù EVN vẫn là bên mua duy nhất trong thị trường bán buôn điện hiện tại, nhưng mô hình “single buyer” này không đồng nghĩa với việc tập đoàn này có quyền kiểm soát hoàn toàn thị trường. Trên thực tế, EVN không có quyền định giá điện, mà giá bán điện bình quân do Nhà nước quy định. Điều này đảm bảo rằng các quyết định về giá điện không phụ thuộc vào lợi ích riêng của EVN mà phải tuân thủ theo các quy định và chính sách của Chính phủ, phục vụ mục tiêu an sinh xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

Ở khâu truyền tải điện, dù EVN vẫn là “chủ lực” nhưng đây lại là một nhiệm vụ thiết yếu để duy trì ổn định hệ thống lưới điện quốc gia. Truyền tải điện đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng kỹ thuật và một hệ thống quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trên toàn quốc. Việc EVN giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này không phải là nhằm giữ vị thế độc quyền mà là để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hệ thống điện quốc gia.

Ở khâu này, ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế (thuộc VCCI) gọi là "độc quyền tự nhiên của Nhà nước" chứ không phải của riêng EVN. Theo ông, hệ thống truyền tải quốc gia mang trọng trách đảm bảo an ninh năng lượng, nên buộc Nhà nước phải nắm giữ, điều hành. Ở mọi quốc gia, truyền tải điện là dịch vụ có tính độc quyền tự nhiên. Nếu để doanh nghiệp độc quyền tự do (lạm dụng vị trí độc quyền để thu lợi mà không có sự kiểm soát của Nhà nước), họ sẽ tăng giá lên cao để hưởng lợi nhuận còn người tiêu dùng chịu thiệt. Giá truyền tải điện vẫn do Bộ Công Thương - cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng quyết định hằng năm, và giá này theo ông Đức hiện khá thấp, trên 79 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.

Còn ở khâu bán lẻ điện - khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng điện năng, hiện vẫn đang nằm trong quá trình hoàn thiện. Mặc dù EVN đang giữ vai trò chủ đạo trong bán lẻ, việc người dân được tự do lựa chọn nhà cung cấp điện trong tương lai là một bước tiến tất yếu của quá trình thị trường hóa. Thị trường điện Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và mở cửa khâu bán lẻ cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc tạo ra một hệ thống điện cạnh tranh và minh bạch hơn.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí vào tháng 9/2023, PGS.TS Trần Văn Bình, Viện Quản lý kinh tế (Đại học Bách Khoa Hà Nội) từng nhận định, ở Việt Nam, bản chất là Nhà nước nắm độc quyền sản xuất, kinh doanh và phân phối điện, chứ không phải EVN.

Ông phân tích, một doanh nghiệp được giữ vị thế độc quyền thể hiện ở việc điều tiết sản xuất, ấn định giá bán cao để thu lợi. Còn với EVN, họ không được định giá bán. Giá điện bình quân được thực hiện theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng, với thẩm quyền và tỷ lệ điều chỉnh thuộc EVN, Bộ Công Thương và Chính phủ, trên cơ sở tính toán, báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Chẳng hạn, năm 2022, giá thành sản xuất của EVN được Bộ Công Thương công bố sau kiểm tra, rà soát tăng 9,27% so với 2021, tương đương giá sản xuất 2.032,26 đồng một kWh. Nhưng mức tăng thực tế được nhà chức trách đồng thuận là 3%, giá bán lẻ bình quân 1.920,73 đồng một kWh. Tức mỗi kWh bán ra, EVN lỗ gần 112 đồng.

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá
Một doanh nghiệp được giữ vị thế độc quyền thể hiện ở việc điều tiết sản xuất, ấn định giá bán cao để thu lợi. Còn với EVN, họ không được định giá bán. - Đồ hoạ: Thế Duy

Như vậy, có thể thấy rằng, dù EVN nắm giữ vai trò quan trọng trong nhiều khâu của ngành điện, nhưng hoàn toàn sai khi nói rằng tập đoàn này độc quyền “lèo lái” thị trường. Việc không còn chiếm lĩnh toàn bộ nguồn phát điện và không được quyền tự định giá cho thấy EVN đang cùng Chính phủ tiến hành quá trình thị trường hóa. Vai trò của EVN giờ đây tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh năng lượng và phục vụ nhu cầu điện năng cho các vùng sâu vùng xa – những khu vực mà các doanh nghiệp tư nhân chưa thể tham gia hiệu quả do tính chất đầu tư dài hạn và rủi ro lớn.

Tăng giá bán điện – việc chẳng đặng đừng

Theo EVN, việc tăng giá điện không chỉ là vấn đề đơn thuần về kinh tế, mà còn được dựa trên ba cơ sở chính: Chính trị, pháp lý và thực tiễn, nhằm duy trì sự ổn định của ngành điện trong bối cảnh chi phí đầu vào ngày càng cao.

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá
Việc tăng giá điện không chỉ là vấn đề đơn thuần về kinh tế, mà còn được dựa trên ba cơ sở chính: Chính trị, pháp lý và thực tiễn, nhằm duy trì sự ổn định của ngành điện trong bối cảnh chi phí đầu vào ngày càng cao. - Đồ hoạ: Thế Duy

Việc điều chỉnh giá điện lần này dựa trên Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ban hành vào tháng 2/2020, về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Nghị quyết này khẳng định mục tiêu áp dụng giá thị trường cho mọi loại hình năng lượng, xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch và do thị trường quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc giá điện phải phản ánh chính xác chi phí sản xuất, phân phối và các biến động thị trường.

Về mặt pháp lý, Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, đặc biệt khi các yếu tố đầu vào như chi phí sản xuất điện, mua điện từ các nhà máy phụ trợ thay đổi. Quyết định này yêu cầu EVN phải điều chỉnh giá điện nếu biến động chi phí vượt quá mức cho phép, bảo đảm việc điều chỉnh ít nhất 3 tháng một lần kể từ lần điều chỉnh gần nhất.

Một trong những yếu tố chính khiến EVN phải tăng giá điện là sự biến động lớn về chi phí sản xuất điện, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ và tình hình thủy văn. Chi phí sản xuất điện chiếm đến 83% giá thành điện thương phẩm và bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá điện.

Thêm nữa, năm 2023 nguồn điện từ các nhà máy thủy điện – vốn có chi phí thấp – cũng đã bị suy giảm mạnh do tình hình thủy văn bất lợi do hiện tượng El Nino, dẫn đến việc các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc như Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang xuống mức nước chết. Điều này buộc EVN phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện, bao gồm cả điện dầu, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Các nguồn điện có giá thành rẻ như thủy điện đã giảm từ 38% xuống còn 30,5%, trong khi các nguồn nhiệt điện than và dầu – có chi phí cao hơn – tăng từ 35,5% lên 43,8%.

Sự gia tăng này không chỉ do nguồn cung điện từ thủy điện giảm mà còn do sự cố kéo dài tại các nhà máy nhiệt điện lớn, như Phả Lại 2, Vũng Áng 1 và Cẩm Phả. Các sự cố này làm giảm khả năng huy động điện từ các nguồn giá rẻ, buộc EVN phải mua điện từ các nguồn có giá thành cao hơn nhiều.

Năm 2023, giá các loại nhiên liệu như than và khí tuy có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với giai đoạn 2020-2021. Chỉ số giá than nhập khẩu vẫn cao hơn 73,64% so với mức trung bình năm 2020, trong khi giá dầu thô Brent và các loại dầu khác cũng tăng mạnh. Đặc biệt, việc EVN phải mua than pha trộn từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc với mức giá cao hơn từ 29% đến 35% so với năm 2021 đã đẩy chi phí sản xuất điện lên mức cao hơn.

Không chỉ vậy, các nhà máy nhiệt điện cũng phải chuyển từ việc sử dụng than giá rẻ sang than có giá thành cao hơn, điều này làm tăng đáng kể chi phí sản xuất điện.

Năm 2023, tỷ giá đô la Mỹ tăng mạnh, đạt mức trung bình 23.978,4 đồng/USD, tăng 1,9% so với năm 2022. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mua điện từ các nhà máy điện khí và điện than sử dụng than nhập khẩu, khi các hợp đồng mua điện thường được tính bằng ngoại tệ. Sự gia tăng này cũng tác động đến việc nhập khẩu điện từ Lào và các nguồn năng lượng tái tạo, khiến chi phí đầu vào tăng thêm.

Theo báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương, vì các lý do kể trên, năm 2023 EVN ghi nhận khoản lỗ hơn 34.000 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, với tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện lên đến 528.604,24 tỷ đồng, tăng 7,16% so với năm 2022. Mặc dù doanh thu bán điện tăng 8,18% so với năm trước, EVN vẫn bán điện với giá thấp hơn giá thành sản xuất, gây ra khoản lỗ 135,33 đồng/kWh, tương đương 6,92%.

Từ phân tích những con số trên cho thấy, ngành điện Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Việc duy trì giá điện thấp trong khi chi phí sản xuất ngày càng tăng không chỉ gây thiệt hại cho EVN mà còn đe dọa an ninh năng lượng quốc gia. Nếu không có sự cải cách kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung điện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

Tin cùng chuyên mục

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Công ty TNHH Luật TGS, các trường hợp trục lợi từ việc tăng giá điện đã gây bất ổn trong xã hội cần phải xử phạt nghiêm minh.
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Với bản chất của kẻ chuyên chống phá, nói xấu, tổ chức phản động Việt Tân đã có những vu cáo về vụ tai nạn lao động ở Quảng Ninh.
Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Tất cả cán bộ, đảng viên phải không ngừng quán triệt, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và soi chiếu Quy định số 144-QĐ/TW để hoàn thiện đạo đức cách mạng.
Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Nói đến báo chí, trước hết là nói đến người làm báo. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Bác Hồ đặc biệt quan tâm.
Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Sau khi ông Trương Huy San (Osin Huy Đức) bị bắt, trên mạng xã hội và báo chí nước ngoài đã xuất hiện các thông tin xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam
Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Khi hiện tượng Thích Minh Tuệ được các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết thì lại xuất hiện chiêu trò lợi dụng để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Việc Việt Tân kích động khi trong nước giải quyết thấu tình đạt lý “hiện tượng” Thích Minh Tuệ cho thấy tổ chức phản động này thêm một lần tự lột mặt nạ.
Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả đang nổi lên thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn nạn tin giả diễn ra tràn lan, gây thiệt hại lớn trên nhiều lĩnh vực.
Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho nhân dân.
Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Đây là dịp quan trọng để toàn ngành ngoại giao, ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng nhìn lại kết quả thực hiện đường lối đối ngoại thời gian qua.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Khi có nhiều đảng viên trẻ với tư tưởng chính trị vững vàng sẽ góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thêm phần vững chắc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời gian qua báo chí đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng.
Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Các cơ quan báo chí, truyền thông là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Cán bộ, đảng viên cần nhận diện, phân biệt rõ các “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”, tránh “vơ đũa cả nắm”.
Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bản thân các cán bộ, đảng viên, nhất là những người trẻ cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương Việt Nam

Đảng bộ Bộ phận Công ty CP Tập đoàn Taseco đã và đang thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động