Longform
30/10/2024 12:36
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

30/10/2024 12:36

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “quá trình phát triển và giới thiệu một sản phẩm mới hoặc cải tiến liên tục cho sản phẩm, hoặc quy trình mới, một phương pháp tiếp thị mới, một phương pháp tổ chức mới hoặc cải thiện đáng kể trong hoạt động sản xuất - kinh doanh”. Còn theo Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam - năm 2013: “Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa”.

Bước ngoặt có thể kể đến là từ khi Việt Nam tham gia vào mạng lưới ĐMST toàn cầu - GII (năm 2017, với 133 nước góp mặt), Đảng ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo đề ra chủ trương, Chính phủ quyết liệt triển khai Chương trình hành động, các bộ, ngành chủ chốt như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông… nỗ lực vào cuộc ĐMST đã có bước tiến mới, xác lập vị thế đáng kể trên "bản đồ" ĐMST toàn cầu. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2024, Việt Nam đã tăng 2 bậc so với năm 2023, từ vị trí 46 lên vị trí 44/133 quốc gia, cho thấy những điểm sáng, điểm mạnh của Việt Nam trong ĐMST. Có 3 chỉ số đứng đầu thế giới: Nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Việt Nam đã có khoảng 4 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam hiện đứng thứ 56/100 quốc gia.

Không chỉ quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách, Chính phủ đã trực tiếp tham gia bằng nhiều chương trình hành động, bằng hoạt động thiết thực thúc đẩy mạnh mẽ không gian ĐMST, tạo tâm thế mới, khí thế mới đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Đã xây dựng hệ sinh thái ĐMST quốc gia tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước với hơn một nghìn thành viên. Đầu tư, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (NIC), thu hút 1.600 thành viên trong mạng lưới ĐMST, trong đó, có 20 quốc gia là thành viên. Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) coi là quốc gia đạt tiến bộ về ĐMST một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn, nhất là trong thế hệ trẻ, đến nay, có 4 "kỳ lân" khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ (MoMo, Sky, Mavis, VNLIFE), xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao hình thành, lớn mạnh cùng với sự phát triển các khu công nghiệp FDI, DDI, khu công nghệ cao, cùng với xây dựng, hoàn thiện, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sáng tạo giữa các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, đổi mới quy trình công nghệ, sản xuất, quản lý vận hành doanh nghiệp trên nền tảng số đã giúp Việt Nam giữ vững vị trí dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập. Tất cả cho thấy Đảng, Chính phủ nhận rõ tầm quan trọng của ĐMST hiện nay, quan trọng hơn là Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố cần và đủ để ĐMST, để trong tương lai không xa trở thành trung tâm ĐMST khu vực và thế giới.

Đó là "bầu trời" sáng tạo mới đang tỏa rạng, tràn đầy năng lượng mới cho công cuộc ĐMST nói chung và cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Không gian tươi mới đó chắc hẳn sẽ mang đến "cơ hội ngàn vàng" cho các doanh nghiệp, doanh nhân biết nắm bắt thời cơ, tiên phong, bắt nhịp với xu thế ĐMST, có bước đi, cách làm thích hợp để bứt phá, phát triển trên tầng cao mới bằng công nghệ vượt trội.

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Đến nay, ĐMST có bước chuyển hóa về chất, thực sự trở thành quá trình vận động tự thân, là nhân tố quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp. Ở một góc độ khác cho thấy, trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ mới, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo… bùng nổ, đang có sức cạnh tranh gay gắt của các "ông lớn công nghệ"… như một quy luật của tự nhiên sẽ sàng lọc, đào thải nhanh những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Vậy nên, trong "bầu trời" ĐMST ấy, không có dấu chân của những doanh nghiệp chậm trễ, nửa vời, sợ rủi ro. Đồng hành cùng với công cuộc ĐMST, nước ta đã có rất nhiều doanh nghiệp tiên phong thành công.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), công nghệ thông tin và tự động hóa được áp dụng triệt để trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí. Trong chế biến đang triển khai nghiên cứu và áp dụng nhà máy thông minh (Smart-Factory). Tập đoàn đã chủ động cập nhật, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức và chuyên môn về kỹ năng lập trình AI, phương pháp học máy (Machine learning), điện toán đám mây, lập trình Big data, an ninh mạng...

Trong tiến trình ĐMST, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có những bước đi và cách làm riêng. EVN là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành Công Thương phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch, Đề án về công nghiệp 4.0. Từ năm 2018, EVN đã phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”. Trên cơ sở Đề án, EVN đã giao cho các đơn vị trực thuộc triển khai nghiên cứu xây dựng 41 nhiệm vụ là các đề án, đề tài, dự án thành phần, thí điểm trong giai đoạn đầu và nhân rộng ra các đơn vị khác sau khi đánh giá hiệu quả. Một số hệ thống công nghệ tiêu biểu của EVN áp dụng: Phần mềm Quản lý văn phòng (E-office); Hệ thống thông tin Quản lý khách hàng (CMIS); Quản lý đầu tư xây dựng (IMIS); phần mềm Quản lý kỹ thuật lưới và nguồn điện (PMIS), … Cùng với EVN, Công ty Điện lực Bến Tre, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai cũng được vinh danh Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2019. Ngày 17/2/2021, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-HĐTV thông qua Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2025...

Riêng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), các đơn vị trực thuộc TKV đã thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo về tin học hóa, tự động hóa tại các đơn vị, đã xây dựng chương trình hành động cụ thể về tin học hóa, tự động hóa giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2030. Các hoạt động đã được triển khai tập trung chủ yếu vào áp dụng hệ thống tự động hóa giám sát, điều khiển cục bộ tại trong sản xuất; thí điểm một số hệ thống giám sát điều khiển tập trung toàn bộ tích hợp; đầu tư phần mềm quản lý khai thác mỏ lộ thiên (quản lý dữ liệu thăm dò, bản đồ địa chất, địa mạo, thiết kế khai thác mỏ ngắn hạn và dài hạn…); xây dựng hạ tầng truyền thông số tốc độ cao, hệ thống lưu trữ dữ liệu kết nối chung; tăng cường an toàn, an ninh mạng phù hợp với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; sử dụng các phần mềm có khả năng tích hợp điện toán đám mây, IoT, và phân tích lưu trữ dữ liệu lớn…

Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ), sau hơn 60 năm đi vào sản xuất, Supe Lâm Thao đã khẳng định thương hiệu phân bón hàng đầu Việt Nam. Nhìn lại thời điểm những năm 2018 - 2020, công ty rơi vào tình trạng đình trệ, sản phẩm tồn đọng, công nhân thiếu việc làm, đời sống bấp bênh… Bằng việc đưa ra quyết sách, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng, lựa chọn hướng đi để đổi mới, phát triển, năm 2021, công ty đầu tư nâng cấp dây chuyền mới, đáp ứng yêu cầu thị trường. Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng dán tem QR trên bao bì các chủng loại sản phẩm phân bón, giúp bà con nông dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc và kiểm soát hàng nhái, hàng giả hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, liên tục 3 năm liền cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới: Phân bón Hữu cơ khoáng, NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao thế hệ mới, NPK-S vi sinh, Supe Lân vi sinh Lâm Thao và thay thế toàn bộ bao bì chất lượng…

Ban lãnh đạo Công ty cho rằng: “Đó là quãng thời gian thật sự khó khăn. Sự "lột xác" của công ty, khởi nguồn từ đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học. Là một đơn vị trong ngành Công Thương lần đầu tiên tổ chức cuộc thi “Đề xuất phương án cải thiện điều kiện lao động” để nâng cao sự sáng tạo của tập thể và cá nhân trong việc cải thiện lao động, tăng năng suất lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ riêng năm 2021, toàn công ty có 325 đề tài, sáng kiến của 657 tác giả, với số tiền làm lợi trên 130 tỷ đồng, được áp dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh, ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị và các khâu trong sản xuất, thương mại… sản lượng phân bón không những được duy trì mà còn hạ giá thành, mạng lưới phân phối được mở rộng, doanh thu lấy lại đà tăng trưởng, đảm bảo đời sống cho hàng ngàn lao động. Thu nhập bình quân từ năm 2020 đến nay liên tục tăng bình quân từ 6,7 triệu đồng/người/tháng lên trên 14 triệu đồng/người/tháng, gấp hơn hai lần trước Đại hội…”.

Với gần một triệu doanh nghiệp đang hoạt động, khó có thể điểm tên, có thể thấy hết mọi sắc thái vô cùng sống động của quá trình ĐMST đã và đang diễn ra nhanh, rộng khắp trong cả nước. Song, từ một số doanh nghiệp trụ cột tiên phong trong ngành Công Thương phần nào cho thấy những đường nét cơ bản của bức tranh ĐMST trong doanh nghiệp hiện nay. Điều đáng nói là những doanh nghiệp này đón bắt kịp thời chủ trương của Đảng, không đứng ngoài cuộc, khẩn trương, chấp nhận thử thách, cam go, mạnh dạn đầu tư để "hấp thụ" hàm lượng lớn công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả không hề nhỏ cho doanh nghiệp và đất nước.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, ĐMST không chỉ định hình trong các chủ trương, quyết sách mà đã đi sâu vào tư duy, hành động của Đảng, các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Đó thực sự là "bệ phóng" khai thông tiềm năng, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy tất cả các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái ĐMST của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai, tạo nên hiệu ứng lan tỏa, kích hoạt không gian phát triển công nghiệp mới theo hướng hiện đại hóa.

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Thu Thủy

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu

Tăng cường kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu

Phát huy lợi thế giữa trí thức Việt Nam ở nước ngoài và trong nước là nội dung hội thảo “Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu” tổ chức ngày 23/12.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.