Thứ tư 04/12/2024 16:04

Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Người Việt Nam trong thời cổ cơ bản là nông dân, nhưng nếu chỉ thuần nông nghiệp thì không thể phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. Tổ tiên ta đã tổng kết: “Phi trí bất hưng, Phi thương bất phú, Phi công bất hoạt, Phi nông bất ổn”… Theo đó, nghề thủ công mỹ nghệ là một trong những thành tố quan trọng để người Việt phát triển ổn định, trên con đường tiến về phía trước.

Cụ thể hơn, nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần rất quan trọng trong việc phát triển các làng Việt cổ, đồng thời là bệ đỡ cho thương mại, tạo nên sự ổn định, phát triển của làng xã nói riêng, đất nước nói chung.

Khi đất nước chưa phát triển công nghiệp hóa, nghề thủ công được tinh luyện bởi bàn tay khéo léo cũng như tư duy hòa với thiên nhiên, vũ trụ để tồn tại của người Việt. Những sản phẩm thủ công ấy chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc ở những lĩnh vực nhất định.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đơn giản là sản phẩm để trang trí, sử dụng, mà thông qua những sản phẩm này, người ta tìm thấy tâm hồn của cả dân tộc, chí ít là tâm hồn của các làng nghề, các nghệ nhân. Trong đó, sự thổn thức của mỗi sản phẩm điêu khắc, thêu ren, mây tre đan, gốm sứ… cũng chính là sự thổn thức của nghệ nhân; phản ánh về ước vọng truyền đời của người Việt. Đó là mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi vật sinh sôi, nảy nở, nghề nghiệp phát triển. Đây cũng chính là yếu tố tinh thần cổ truyền tốt đẹp mà người ta còn tìm thấy được ở bên lề các hiện vật.

Khi tiếp cận với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nếu chỉ nhìn thấy nó đẹp không thôi thì chưa đủ, vì cái đẹp đó có thể mắt ai cũng nhìn thấy. Song cái ý nghĩa, giá trị biểu tượng phía sau sản phẩm mới là quan trọng nhất. Bởi bên cạnh vẻ độc đáo, tinh xảo ở hình thức; còn có bao nhiêu tiếng thầm thì với thiên nhiên, vũ trụ với các vấn đề khác của tự nhiên, với xúc cảm của con người, của tâm linh và hiện tại.

Hơn 2.000 làng nghề hiện có, cùng vô số những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều chất liệu, được sáng tạo bởi các nghệ nhân trong khắp đất nước… đang là minh chứng cho một nền văn hóa riêng có của Việt Nam. Trong đó, nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề của một đất nước nông nghiệp chính là hoa trái để tạo nên vẻ đẹp đời sống của con người. Nghề và làng nghề giúp con người cân bằng với cuộc sống, yêu quý cuộc sống hơn, thấy rõ hơn vẻ đẹp của văn hóa phản ánh trong mỗi sản phẩm.

Hơn tất cả, những nghệ nhân chính là người nối dòng nghệ thuật truyền thống, giữ lấy vẻ đẹp truyền thống không chỉ bằng hình thức mà bằng cả giá trị nội dung thể hiện trên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do đó, việc phong tặng/truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” là sự động viên lớn cho các nghệ nhân. Với họ, đây không chỉ là hạnh phúc, niềm tự hào của cá nhân, mà hơn thế còn là sự ghi nhận cho những thành quả lao động của các nghệ nhân, để từ niềm tự hào nghề nghiệp, các nghệ nhân tiếp tục cống hiến, truyền dạy cho lớp lớp những người thợ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra tối ngày 15/12/2020, tại Hà Nội. Đây là năm thứ hai lễ trao tặng được tổ chức trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Giáo sư Trần Lâm Biền

Tin cùng chuyên mục

Vinh danh 90 sản phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023

3 sự kiện chính sẽ diễn ra tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền: Thắp lửa hồi sinh đồ chơi Trung thu truyền thống

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Thổi hồn vào gỗ

Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I