Thứ tư 06/11/2024 10:26
Tổ chức thi đua ở vùng đồng bào dân tộc miền núi

Những kinh nghiệm từ Quảng Ninh và Lào Cai

Quảng Ninh và Lào Cai là hai tỉnh miền núi, biên giới ở phía Bắc có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và xuất hiện nhiều mô hình hay về thực hiện xóa đói - giảm nghèo bền vững. Vậy tại đây các nội dung thi đua trong đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai như thế nào, để tạo hiệu quả cao trong thực hiện xây dựng NTM, công tác xóa đói - giảm nghèo, cũng như các hoạt động khác về công tác dân tộc nói chung?
Xuất hiện nhiều mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo như trồng ngô lai ở Bắc Hà

Quảng Ninh quan tâm sâu sắc 3 nội dung

Trao đổi vấn đề này với phóng viên Báo Công Thương - Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi, ông Lãnh Thế Vinh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tổ chức thi đua ở vùng đồng bào dân tộc phải tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nơi, chứ không thể theo một “Modun” nhất định. Đối với đặc thù vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới như Quảng Ninh Ban Dân tộc tỉnh quan tâm sâu sắc nhất một số nội dung. Thứ nhất, tập trung vào việc xây dựng NTM, trong đó chủ yếu cho chương trình xóa đói - giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của lãnh đạo địa phương. Quảng Ninh triển khai mạnh mẽ xây dựng chương trình OCOP (mỗi mỗi xã phương một sản phẩm) từ mấy năm nay rất hiệu quả. Thứ hai, tổ chức cho đồng bào đoàn kết bảo vệ đường biên mốc giới, bảo vệ biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thứ ba, tập trung vào việc xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nội dung này phải làm sao để các nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp, cùng với phong cảnh thiên nhiên chuyển thành nguồn lực, để phát triển kinh tế...

Đồng thời, Quảng Ninh cũng chú trọng tổ chức thi đua trong đồng bào dân tộc theo hướng dắt tay chỉ việc, bằng những mô hình cụ thể, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất tại địa bàn từng xã và từng thôn bản. Vì thế Chương trình OCOP Quảng Ninh đã có nhiều mô hình điển hình tổ hợp tác, hợp tác xã làm kinh tế giỏi, tạo thu nhập cao, góp phần phát triển hàng hóa vùng dân tộc thiểu số miền núi, trở thành các thương hiệu, góp phần vào thoát nghèo bền vững. Từ Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm, hiện Quảng Ninh đã xây dựng được 21 sản phẩm hàng hóa có thương hiệu và có chỉ dẫn địa lý. Trong đó vùng DTTS đặc biệt khó khăn có khá nhiều sản phẩm, ví như: Miến dong, Rượu Lục Hồn Bình Liêu; Rượu Hoành Bồ; Ba Kích, Trà Hoa Vàng Ba Chẽ... mật ong rừng và nhiều loại thảo dược quý đang mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lào Cai triển khai thi đua đến từng thôn, bản

Theo ông Lý Văn Hải, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, các phong trào thi đua của tỉnh, cũng như của UBDT phát động, Ban Dân tộc Lào Cai đều triển khai đến các đối tượng ở cơ sở xã, thôn bản. Theo đó, đối tượng được “nhắm” trước hết là người uy tín, rồi đến hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, thông qua các lớp tập huấn chính sách, hoặc thông qua triển khai các nhiệm vụ và tuyên truyền pháp luật, để hướng cho bà con tham gia các phong trào thi đua. “Việc tổ chức thi đua ở Lào Cai cũng tập trung nhiều cho các nội dung quan trọng, như: Chương trình xây dựng NTM; phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo vệ an ninh, đặc biệt bảo vệ biên giới theo nội dung quyết tâm thư của Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ nhất năm 2009 và lần thứ 2 năm 2014” - Ông Hải cho biết.

Vì tổ chức thi đua đúng, nên tạo chuyển biến tốt. Ví như, trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai, nở rộ khắp nơi phong trào hiến đất, ủng hộ ngày công... Đến cuối năm 2014, Lào Cai có 9 xã hoàn thành chương trình NTM, dự kiến đến cuối năm 2015 này tối thiểu sẽ có thêm 11 xã hoàn thành NTM. Về làm kinh tế, xuất hiện nhiều mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, như: trồng dứa ở Mường Khương; trồng ngô lai ở Bắc Hà, Simacai; trồng hoa, rau sạch ở Sa Pa.

Thanh Hà Thúy
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng