Lào Cai tập trung khắc phục hạ tầng giao thông sau bão số 3 Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch |
Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, nhu cầu cần giải quyết yêu cầu cấp bách về thiên tai gây ra; UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”...
Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề từ hoàn lưu bão số 3. Ảnh: CTTĐTLC |
Sau khi rà soát tính cấp thiết, tầm quan trọng, tính liên ngành, liên vùng và khả năng trùng lặp, UBND tỉnh Lào Cai tổng hợp danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như sau:
Nghiên cứu tích hợp giải pháp khoa học công nghệ và tri thức bản địa phục vụ người dân vùng Trung du, miền núi phía Bắc bảo vệ tính mạng và tài sản, chủ động ứng phó, thoát hiểm, khắc phục hậu quả trong các tình huống thiên tai, bão lũ, sạt lở đất.
Đề xuất nhằm nghiên cứu tích hợp các giải pháp KHCN và tri thức bản địa trong dự báo, cảnh báo sớm các hiện tượng khí tượng - thuỷ văn nguy hiểm và các loại hình thiên tai, tăng cường năng lực cho người dân chủ động ứng phó. Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp KHCN, kỹ thuật để thiết lập các vùng an toàn, nơi trú ẩn, bảo vệ tài sản và các kịch bản bản ứng phó, thoát hiểm, bảo vệ tính mạng và tài sản cho cộng đồng dân cư, khắc phục hậu quả sau thiên tai. Tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào hệ thống cảnh báo theo thời gian thực, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng, kỹ năng thoát hiểm và khả năng tự ứng phó với thiên tai. Xây dựng 02 mô hình thí điểm ứng dụng giải pháp KHCN và tri thức bản địa trong ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (tại tỉnh Lào Cai).
Yêu cầu kết quả đạt được sau khi thực hiện: Tài liệu tổng hợp tri thức bản địa và giải pháp KHCN; hệ thống cảnh báo sớm đa nguồn; giải pháp kỹ thuật xây dựng và quy hoạch vùng an toàn; kịch bản thoát hiểm và hướng dẫn ứng phó thiên tai; xây dựng mô hình thí điểm; sổ tay và tài liệu truyền thông…
Tại cấp Quốc gia, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để xây dựng các chính sách quản lý và ứng phó thiên tai toàn quốc, đặc biệt trong khu vực miền núi phía Bắc và các khu vực có nguy cơ cao.
Tại cấp địa phương, các hệ thống cảnh báo và kịch bản ứng phó sẽ được chính quyền và cơ quan chức năng địa phương triển khai trực tiếp để bảo vệ cộng đồng dân cư. Các mô hình thí điểm sẽ được nhân rộng tại các thôn/bản vùng cao.
Tại cấp cộng đồng, người dân tại các vùng chịu ảnh hưởng sẽ trực tiếp sử dụng các kết quả nghiên cứu thông qua các ứng dụng di động, hệ thống cảnh báo và các chương trình đào tạo, tập huấn.