Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021.
Ngành thép Việt Nam trước nhiều áp lực- Bài 1: Dư thừa nguồn cung, thiếu hụt năng lượng Ngành thép Việt Nam trước nhiều áp lực- Bài 2: Xu hướng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam và những lo ngại

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021 là 23 triệu tấn, cao gấp 4,6 lần sản lượng năm 2011 và gấp hơn 70 lần năm 2001.

Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Tuy nhiên với sự đầu tư lớn, doanh nghiệp trong ngành đang dần giúp Việt Nam tự chủ nguồn thép, giảm nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới.

Sản lượng sản xuất thép thô gấp hơn 70 lần trong 20 năm

Thời gian qua, ngành thép Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2000, tổng công suất phôi toàn ngành chỉ đạt khoảng 300.000 tấn, sản xuất thép thành phẩm chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Quy mô sản xuất của các nhà máy rất nhỏ, dây chuyền thiết bị lạc hậu. Các nhà máy cán thép hầu hết phải nhập phôi thép từ các nước, chủ yếu là Trung Quốc, để cán ra thép xây dựng phục vụ thị trường.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Năng lực sản xuất thép thô của Việt Nam tăng mạnh từ 2010 trở lại đây, tương đồng với quá trình đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực thép của Hòa Phát

Từ năm 2010 trở lại đây, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt. Khi nhu cầu về thép tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng cao nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Vì vậy, một số dự án sản xuất thép có quy mô lớn, thiết bị hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khép kín đã được hình thành và đưa vào hoạt động, thu hút sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác như cơ khí, xây dựng, quốc phòng, ….

Các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, trong đó nổi lên là Tập đoàn Hòa Phát, rất “chịu chi” khi liên tiếp đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng các Khu liên hợp sản xuất gang thép lớn, phát triển các sản phẩm thép có chất lượng, không chỉ được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng mà còn giúp Việt Nam tự chủ hơn trong các sản phẩm thép, thay thế hàng nhập khẩu.

Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng vượt bậc, đạt khoảng 23 triệu tấn vào năm 2021, gấp hơn 70 lần so với cách đây 20 năm. Tổng sản lượng thép thành phẩm các loại 2021 đạt khoảng 30 triệu tấn. Công suất này toàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Vị trí của thép Việt trong Top 20 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới

Ngành thép Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển rất mạnh trong khu vực, đến nay đã vươn lên đứng thứ 13 thế giới. Đây là thành tích vượt bậc đối với thép Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) Đào Phan Long nhận định, những năm 2000, ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, công nghệ lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán nhưng đến nay đã có bước tiến rất dài cả về quy mô, sản lượng và công nghệ tương đương tầm cỡ thế giới. Các doanh nghiệp đã tự chủ sản xuất được thép cuộn cán nóng, thép chuyên dụng chất lượng cao, thép rút dây, thép lõi que hàn, thép dự ứng lực, ... thay thế hàng nhập khẩu. Điều này cho thấy, tính ưu việt của công nghệ, hệ thống dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp thép trong nước hiện nay đã tiên tiến hơn, bắt kịp trình độ của thế giới, giúp tối ưu hóa giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát tốt các vấn đề môi trường.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, năm 2021, Việt Nam vẫn xuất khẩu được hơn 14 triệu tấn thép, thu về hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Điều này đã giúp ngành thép Việt Nam lần đầu vượt mốc kỷ lục về xuất khẩu và gia nhập top các nước xuất khẩu thép đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD.

Theo báo cáo mới đây từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô sản xuất đạt gần 9,6 triệu tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tổng lượng thép thành phẩm các loại đạt 14 triệu tấn, tăng 5,5% so với 5 tháng đầu năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 12,9 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu đóng góp 3 triệu tấn, tăng gần 10%, tập trung vào thị trường ASEAN, EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản...

"Cánh chim đầu đàn" thép Việt có gì?

Năm 2001, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu triển khai Nhà máy đầu tiên trong lĩnh vực thép xây dựng. Trong 21 năm qua, Tập đoàn Hòa Phát đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực gang thép và các sản phẩm liên quan. Với 8,5 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát tăng 28 lần so với năm 2003, đưa Hòa Phát thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, tương đương vị trí trong Top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. (Theo công bố của Worldsteel 2022).

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát gia tăng nhanh chóng, đặc biệt từ năm 2010 đến nay

Năm 2007, Hòa Phát tái cơ cấu hoạt động theo mô hình Tập đoàn, trong đó thép là lĩnh vực chính. Sản lượng thép xây dựng năm 2007 đạt 233.000 tấn, tăng 30% so với 2006 và góp mặt trong Top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.

Tháng 8/2007, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương chính thức được khởi công trên quy mô 132ha, được chia làm 3 giai đoạn với tổng công suất ban đầu là 1,7 triệu tấn. Đây là dự án sản xuất gang thép khép kín quy mô lớn từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng đầu tiên của Tập đoàn Hòa Phát.

Quý II/2016, Khu liên hợp này hoàn thành và chạy đồng bộ cả 3 giai đoạn, nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm. Ngay trong năm 2016, lần đầu tiên thép Hòa Phát vượt qua Tổng công ty Thép Việt Nam và vươn lên dẫn đầu thị trường thép xây dựng với sản lượng 1,8 triệu tấn, thị phần 22%.

Và để tăng trưởng trong dài hạn, Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) từ tháng 3/2017. Với quy mô trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp được chia làm 2 giai đoạn, sản xuất 2,6 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm.

Sau 4 năm, toàn bộ dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động đồng bộ vào tháng 1/2021. Từ thời điểm này, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đã vượt qua Formosa Hà Tĩnh để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Nhờ sản lượng ngày càng cao và ổn định của Khu liên hợp Dung Quất, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đã tăng mạnh mẽ từ 1% vào năm 2002 lên hơn 35% hiện nay, dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam

Bên cạnh thép xây dựng, ống thép Hòa Phát cũng chiếm thị phần dẫn đầu cả nước với năng lực sản xuất 1 triệu tấn/năm. Tôn mạ Hòa Phát dù mới ra thị trường từ năm 2018 nhưng hiện đã lọt Top 5 thị phần nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam.

Đặc biệt, từ năm 2020, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã cho ra đời sản phẩm thép cuộn cán nóng, đưa Tập đoàn thành doanh nghiệp nội địa đầu tiên sản xuất được loại thép công nghiệp có giá trị gia tăng cao này.

Nhận định về vai trò của Hòa Phát với ngành thép Việt Nam, ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư SGI cho biết: “Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Từ 2021, HPG trở thành nhà sản xuất thép thô lớn nhất tại Việt Nam, cũng là top Đông Nam Á. Hòa Phát sản xuất từ thượng nguồn là quặng thô ra tới thành phẩm, giúp doanh nghiệp trong ngành tự chủ nguồn HRC, phôi thép, thay thế nhiều tỷ USD nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới. Việc lớn nhất HPG đã làm được là giúp Việt Nam không còn phụ thuộc nhiều vào thép nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc”.

Kế hoạch 5 năm tới, Hòa Phát đang chuẩn bị triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn thép HRC/năm. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2025, Hòa Phát sẽ đạt sản lượng 14 triệu tấn/năm, lọt Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn triển khai nhiều dự án khác để tối ưu hóa chuỗi giá trị sản xuất thép, áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, hướng tới sản xuất xanh và số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Nghi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động