Thứ năm 28/11/2024 14:38

Nhu cầu tuyển dụng lao động liệu có “bùng nổ” vào cuối năm?

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng đáng kể trong 9 tháng đầu năm và sự báo sẽ có sự bùng nổ vào cuối năm 2022 do nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

Thị trường lao động hồi phục rõ nét

Khảo sát các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam năm 2022 (VBE500 - năm 2022) cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều nhận định thị trường đang có dấu hiệu phục hồi trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết. Theo đó, sự phục hồi có được nhờ vào các chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong phục hồi kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sau 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19.

Ngoài các dấu hiệu phục hồi và khởi sắc qua các con số thống kê về công ăn việc làm của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vào quý II/2022 cũng cho thấy, số người gia nhập lực lượng lao động, thu nhập và đời sống của người lao động cũng đã được cải thiện hơn. Lực lượng lao động, số người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II năm nay đều tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm 2021.

Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp đang gia tăng

Sự tăng lên trong thu nhập bình quân của người lao động trong quý II là dấu hiệu chứng tỏ nềnkinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ. So với cùng kỳ năm 2021, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, thu nhập bình quân của người lao động quý II năm nay có tốc độ tăng trưởng khá, tăng 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542 nghìn đồng; so với cùng kỳ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng. Đời sống của người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Một số ngành chính trong Bảng xếp hạng VBE500 năm 2022 ghi nhận mức thu nhập tốt của người lao động có thể kể đến là: Ngân hàng; bảo hiểm tài chính; công nghệ chế biến chế tạo; xây dựng bất động sản; công nghệ thông tin viễn thông.

Thị trường lao động việc làm đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của quý trước. Phương thức tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt, chính sách mở cửa hoàn toàn du lịch cùng các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 là yếu tố chính làm tươi sáng hơn bức tranh thị trường lao động việc làm của Việt Nam trong quý II và III năm 2022.

Nhu cầu tuyển dụng lao động được dự báo sẽ bùng nổ vào cuối năm

4 xu hướng của thị trường lao động

Nhận định về xu hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong ba năm tới, các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VBE500 cho rằng sẽ nổi lên 4 xu hướng, bao gồm: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.

Các doanh nghiệp VBE 500 cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng đang tăng nhanh. Có đến 42% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết nhu cầu tuyển dụng tăng đáng kể trong 9 tháng đầu năm 2022. Hiện, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng cường tuyển dụng lao động.

Công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, ngân hàng… là những ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong VBE500. Gần 40% các doanh nghiệp VBE tham gia khảo sát khẳng định có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới cho những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, và có đến hơn 35% doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục giữ ổn định số lượng nhân viên công ty thông qua việc gia tăng chính sách và phúc lợi cho người lao động.

Có đến 49% doanh nghiệp VBE500 cho biết đã điều chỉnh tăng đôi chút đối với các chính sách phúc lợi dành cho người lao động, và khoảng 24% cho biết đã tăng đáng kể. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho sự phục hồi nhu cầu nguồn nhân lực của Việt Nam khi bước vào giai đoạn bình thường mới, sau khủng hoảng đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, khảo sát xu hướng chọn nghề nghiệp sau đại dịch của người lao động cho thấy nhóm ngành sử dụng công nghệ như: Fintech, bán hàng tiếp thị số, công nghệ thông tin và bảo mật, y tế và chăm sóc sức khỏe… chiếm tỷ trọng cao. Động thái trên cũng bắt nguồn từ sự dịch chuyển sang thời kỳ chuyển đổi số của Việt Nam và sẽ trở thành xu thế chủ đạo trong thời đại số hóa hiện nay.

Đại dịch Covid-19 đã định hình lại các xu hướng lực lượng lao động hiện có và xúc tác cho những xu hướng mới. Nhìn chung thị trường lao động việc làm Việt Nam đã có sự khởi sắc nhất định và nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực trong thời gian qua. Trong đó, việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, chú trọng hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn tiếp tục là những giải pháp cần được ưu tiên để tiến tới một thị trường lao động ổn định trong thời kỳ bình thường tiếp theo.

Tổng cục Thống kê: Quý II/2022 cũng chứng kiến thu nhập của người lao động làm việc ở cả 3 khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá so với quý trước. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong 3 khu vực của nền kinh tế với 7,5 triệu đồng, tăng 11,5%, tương ứng 774 nghìn đồng.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức