Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Thủ tướng: Thúc đẩy động lực mới để tăng trưởng kinh tế Kinh tế tư nhân là 'cú hích' tăng trưởng cho Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu làm gì để tăng trưởng kinh tế 10%? Tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Cơ hội hiếm có cho các nhà thầu xây dựng

- Đầu tư công là một thành tố trong "kiềng 3 chân" của động lực tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, giải ngân khối lượng vốn năm 2025 lớn nhất từ trước đến nay được nhận định là không dễ. Ông bình luận như thế nào về việc này?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Có thể nói, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% là mục tiêu đầy thách thức và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những chân kiềng của tăng trưởng kinh tế là đầu tư công. Ngân sách đầu tư công nhà nước cũng đã có đủ và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Năm 2025, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 36 tỷ USD, tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 sẽ được tăng lên 36 tỷ USD, tương đương 875 nghìn tỷ đồng
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 sẽ được tăng lên 36 tỷ USD, tương đương 875 nghìn tỷ đồng. Ảnh minh hoạ

Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ liên tục đôn đốc, các bộ, ngành, địa phương dồn lực vào cuộc. Dù vậy, để giải ngân vốn đầu tư công việc này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể là chính sách từ sự phối hợp giải phóng mặt bằng, đền bù, đấu thầu, cơ chế thanh toán. Đầu tư công không chỉ đơn giản là chúng ta cứ chi ngân sách ra mà cần phải đủ điều kiện mới chi được.

Rõ ràng, mặc dù điều kiện ngân sách sẵn sàng nhưng để quyết tâm thực hiện giải ngân hết con số 36 tỷ USD trong năm 2025 là một việc không hề đơn giản. Cộng với việc bộ máy của các bộ, ngành, địa phương đều tổ chức, sắp xếp lại, do đó, quý II này, công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ có độ chững. Tăng trưởng GDP quý II có thể không được như kỳ vọng.

Như vậy, quay đi, quay lại chúng ta đã mất 2 quý. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% thì chúng ta còn lại thời gian phải tập trung là 2 quý cuối năm. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Các nhà thầu xây dựng sẽ thực hiện các dự án đầu tư công là chính. Để thực hiện được cũng phải căng sức lên để làm, và có làm được theo đúng tiến độ cũng như chi phí như họ mong muốn hay không cũng là cả vấn đề.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp xây dựng cũng xác định đây là cơ hội tạo công ăn việc làm, đảm bảo được giá trị sản lượng cũng như doanh thu mong muốn. Đây cũng là cơ hội hiếm có cho các nhà thầu xây dựng.

Dù vậy, không phải cứ cố gắng phấn đấu là đạt được kết quả. Hiện, các công trình, dự án đều cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, các nhà thầu xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, nguồn nhân lực đang là khó khăn lớn nhất.

- Hiện nay, nguồn nhân lực đang là khó khăn nhất đối với các nhà thầu, ông có thể chia sẻ cụ thể về việc này?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Thị trường lao động khó lên nguyên nhân do 2 khâu. Thứ nhất, cơ chế tiền lương của ngành xây dựng còn chưa khuyến khích. Hiện, gần như địa phương nào cũng có các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trong khi ngành lao động có một đặc thù là 70% là lao động nông nhàn, số lao động này bây giờ không đi làm xa, không đi làm xây dựng nữa mà họ làm cho khu, cụm công nghiệp. Do đó, các công trình xây dựng phải lấy lao động khu vực vùng đồng bào dân tộc rất nhiều.

Trong khi đó, nguồn lao động kỹ thuật, có tay nghề, đào tạo của chúng ta rất ít, các doanh nghiệp phải tự lo, các trường đào tạo trước kia nhà nước đứng ra làm hiện nay thu hẹp phạm vi lại... Vì vậy, việc đào tạo công nhân kỹ thuật rất khó khăn.

Cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

- Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân cũng là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Để đầu tư tư nhân phát triển, yếu tố quan trọng nhất là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Do vậy, việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay sẽ là nền tảng để tạo đà bật lên cho giai đoạn tiếp theo - kỷ nguyên mới của dân tộc. Quyết tâm cải cách thể chế của Đảng, Chính phủ là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam. Ảnh: Tạp chí Bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam. Ảnh: Tạp chí Bất động sản Việt Nam.

Theo quan điểm của tôi, muốn kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 4.900 - 5.000 USD/năm trở lên, việc quan trọng đó là phải thúc đẩy được đầu tư tư nhân.

Trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, đầu tư công chỉ chiếm khoảng một nửa, còn lại phải là đầu tư từ khối FDI và đầu tư tư nhân. Trong đó, khi đầu tư tư nhân phát triển sẽ đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên.

Để phát triển đầu tư tư nhân, quan trọng nhất là phải cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm thấy Chính phủ thực sự mở cửa, tạo điều kiện đầu tư và mang lại hiệu quả. Cải cách thể chế nằm ở hai khía cạnh.

Một là, thủ tục đầu tư phải thông thoáng, cởi mở.

Hai là, muốn phát triển kinh tế sâu rộng, bền vững, Chính phủ cần xác định không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà cần phải nhìn mục tiêu dài hạn hơn, khi đó, cơ chế mới thực sự thông thoáng. Nếu chỉ đặt mục tiêu ngắn hạn, sẽ không khuyến khích được đầu tư.

Ngoài ra, về các thủ tục đầu tư, Chính phủ mới đề cập cải cách về thể chế, pháp luật, còn cải cách về thủ tục đầu tư như thế nào thì chưa rõ. Do vậy, cần quan tâm đến vấn đề quan trọng này, để nhà đầu tư thấy là thủ tục của chúng ta rất thuận lợi, thời gian ngắn, chỉ 6 tháng đến 1 năm, thay vì phải mất 2 - 3 năm như hiện nay mới giải ngân được.

Do đó, tôi kiến nghị trong các chỉ tiêu giao cho các bộ, ngành, địa phương, cần phải cụ thể về chỉ tiêu cải cách hành chính, thủ tục đầu tư chứ không chỉ giao mỗi chỉ tiêu về số liệu tăng trưởng.

- Thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở, ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, trong đó, có các dự án đang bị treo là một trong những giải pháp được Chính phủ đề ra để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%. Theo ông, đâu sẽ là mấu chốt để giải phóng được nguồn lực này?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Điều đáng mừng là trong 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, Chính phủ rất quan tâm đến việc ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản để tăng nhanh nguồn cung… Đây là chủ trương rất đúng, song để biến thành hiện thực còn rất nhiều việc phải làm.

Nhiều dự án đang làm dở nhưng có dự án bị vướng quy hoạch, có dự án vướng thủ tục, thậm chí chỉ vướng về tên do Luật Đấu thầu quy định phải là liên danh, nhưng sau khi thắng thầu, trên cơ sở liên danh họ lập ra công ty lại không được chấp nhận. Bản chất ở đây không phải là khúc mắc về pháp lý, mà là thủ tục và cần phải tháo gỡ vấn đề này.

Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung đang rất trông chờ các biện pháp hành động cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Cải cách cần phải tiến hành thật mạnh, khẩn trương, vì thời gian không chờ đợi chúng ta.

Nếu muốn tăng trưởng đạt con số trên 8%, cần sự huy động của tổng lực. Do đó, các hành động, biện pháp phải rất cụ thể và chi tiết ngay từ những tháng đầu năm, quý đầu năm, nếu chờ đến tháng 5 - 6 tới mới xong sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8%.

Nếu các biện pháp của Chính phủ chỉ đạo đến các bộ, ngành, địa phương trở thành các hành động cụ thể, khả năng tăng trưởng kinh tế năm 2025 cao hơn năm 2024 và đạt mục tiêu trên 8% là có điều kiện.

Xin cảm ơn ông!

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Kế hoạch đầu tư công năm nay sẽ được tăng lên 36 tỷ USD, tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao trước đó và cao hơn khoảng 194,3 nghìn tỷ đồng so với năm 2024.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, bằng 93,06% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao, nghĩa là chưa đạt được chỉ tiêu (95% trở lên). Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục. Đây là áp lực rất lớn. Do đó, yêu cầu đặt ra các bộ, ngành, địa phương tăng tốc giải ngân ngay từ đầu năm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...

Tin cùng chuyên mục

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Mobile VerionPhiên bản di động