Thứ hai 21/04/2025 20:51

Kết thúc cấp huyện, quản lý cán bộ xã ra sao?

Với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ soạn thảo, cán bộ xã sẽ được quản lý ra sao?

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) Bộ Nội vụ mới hoàn thiện, có nhiều quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở).

Đáng lưu ý, dự thảo luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức cấp trung ương, cấp tỉnh, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, dự thảo quy định theo hướng không tiếp tục quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện và chủ tịch UBND cấp huyện trong dự thảo luật.

Khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, cán bộ xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh. Ảnh minh hoạ

Đồng thời, dự án luật nêu rõ điều khoản chuyển tiếp để thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện hành với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Việc này nhằm bảo đảm tính liên tục trong công tác cán bộ để không làm ảnh hưởng đến phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Đáng chú ý, Bộ Nội vụ đưa ra phương án, kể từ khi luật sửa đổi này có hiệu lực, cán bộ, công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối tượng cán bộ cơ sở này cũng được xếp lương theo ngạch, bậc tương ứng với vị trí việc làm được giao đảm nhiệm nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm. Việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo quy định của Chính phủ. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu vị trí việc làm, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định.

Trong lần sửa đổi này, dự án luật cũng đề cập quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, lấy vị trí việc làm làm trung tâm trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức.

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nêu rõ về chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống cũng được thể hiện rõ, để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì, tâm lý đã vào nhà nước là an toàn. Qua đó, góp phần bảo đảm xây dựng đội ngũ tinh thông, chất lượng, đủ đức, đủ tài để phục vụ tốt hơn.

Hà Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Cảng Việt tăng chuyến, mở tuyến: Cú huých cho logistics

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Quân chủng Hải quân: Gặp mặt 70 năm Ngày thành lập

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Hà Nội: Cận cảnh hàng cây cổ thụ sắp di dời làm đường 'đắt nhất hành tinh'

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tăng chuyến bay đến TP. Hồ Chí Minh

Báo chí đổi mới, vươn mình đồng hành cùng đất nước

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời tiết biển hôm nay 21/4/2025: Hầu hết vùng biển có mưa

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Hạn ngạch HCFC năm 2025 chỉ còn 1.300 tấn: Việt Nam tăng tốc bảo vệ tầng ô dôn

Chuyên gia bác tin đồn 'siêu bão' sắp vào Quảng Ninh

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?