Thứ sáu 09/05/2025 11:52

Áp lực cuộc sống, gánh nặng 'áo cơm' níu bước ước mơ con trẻ

Ở các đô thị lớn, việc nuôi dạy một đứa trẻ chẳng khác nào gánh cả một chi phí "khổng lồ" đối với những gia đình có thu nhập khiêm tốn…

Trăm nỗi âu lo

Những đứa trẻ bi bô tập nói, tiếng cười giòn tan trong căn nhà nhỏ... là hình ảnh hạnh phúc mà nhiều cặp vợ chồng trẻ mơ ước. Thế nhưng, đằng sau những ước mơ ấy là muôn vàn nỗi lo toan, xoay quanh câu chuyện tài chính.

Ngày nay, không hiếm những cặp vợ chồng trẻ dù rất yêu trẻ con nhưng vẫn phải chần chừ, trì hoãn việc sinh nở hoặc thậm chí là từ bỏ ý định vì áp lực tiền bạc quá lớn.

Ước mơ về một gia đình hạnh phúc, tiếng trẻ thơ rộn rã bị đè nặng bởi muôn vàn nỗi lo toan của cuộc sống (Ảnh minh họa)

Chi phí sinh hoạt leo thang, công việc không thuận lợi kéo theo nỗi bất an về tương lai… Đặc biệt, tại các /chu-de/do-thi-hoa.topic, để nuôi dạy một đứa trẻ nhỏ phải sử dụng những khoản chi "khổng lồ" đối với các cặp vợ chồng có thu nhập trung bình, thấp. Nào là tiền học, tiền tiêm chủng, tiền đi viện, rồi đến các khoản chi sinh hoạt hàng ngày… tất cả điều đó cộng lại tạo thành bài toán khó, không phải ai cũng đủ sức giải.

Họ lo rằng nếu sinh con, mình có đủ điều kiện để mang lại cho con một cuộc sống tốt không? Liệu con họ có bị thua thiệt so với bạn bè đồng trang lứa? Sự bất an đó vô tình trở thành rào cản khiến nhiều người chọn cách không sinh con hoặc chỉ sinh một con duy nhất để đầu tư thêm cho tương lai.

Thực tế, tốc độ giảm mức sinh tại Việt Nam đang nhanh dần, đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 2023, tổng tỷ suất sinh nước ta là 1,96 con/phụ nữ, giảm tiếp xuống còn 1,91 con/phụ nữ vào năm 2024, trong khi các năm 2009 - 2022 giữ trạng thái tương đối ổn định quanh mức sinh thay thế.

Nhìn rộng ra, nỗi lo này không chỉ gói gọn trong phạm vi Việt Nam mà còn là thực trạng chung của nhiều quốc gia khác. Tỷ suất sinh giảm sâu đang trở thành bài toán nan giải, thậm chí ở một số nơi còn chạm ngưỡng cảnh báo nghiêm trọng về dân số, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài tác động từ bất ổn kinh tế, sự khác biệt trong chính sách dân số của mỗi nước cũng góp phần tạo ra những phản ứng tiêu cực.

Bên cạnh đó, phụ nữ hiện đại ngày nay ngày càng xem trách nhiệm gia đình là rào cản đối với sự nghiệp. Họ tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, theo đuổi con đường học tập, trau dồi kỹ năng và không ngừng phát triển bản thân. Xu hướng ấy kéo theo làn sóng kết hôn muộn và sinh con muộn.

Cần thêm giải pháp

Để cải thiện tình trạng này, việc triển khai các biện pháp hỗ trợ đặc biệt là vô cùng cần thiết. Trước hết, cần đẩy mạnh các chương trình nâng cao nhận thức và tầm soát sức khỏe sinh sản. Đồng thời, tăng cường truyền thông về lợi ích của việc kết hôn và sinh con sớm, đặc biệt là những tác động tích cực đối với sức khỏe mẹ và bé.

Mặt khác, hỗ trợ tài chính phải đi đôi với các giải pháp dài hạn. Bên cạnh các khoản trợ cấp tiền mặt, cần có chính sách giảm thuế, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Đồng thời, triển khai các gói vay ưu đãi sẽ giúp các gia đình trẻ giảm bớt gánh nặng tài chính khi lập gia đình và sinh con.

Quan trọng hơn, cần phát triển các dịch vụ xã hội hỗ trợ gia đình, như đầu tư hệ thống nhà ở xã hội cho các cặp vợ chồng trẻ, mở rộng hệ thống chăm sóc trẻ em công lập và giảm chi phí dịch vụ.

Song song đó, doanh nghiệp cũng cần vào cuộc, tạo điều kiện cho người lao động có gia đình bằng những chính sách thân thiện như giờ làm việc linh hoạt, chế độ nghỉ phép cho cha mẹ hoặc khu vực trông giữ trẻ ngay tại nơi làm việc.

Nói tóm lại, để người trẻ yên tâm sinh con, không chỉ cần những lời kêu gọi mà quan trọng hơn là xây dựng một môi trường sống thực sự thuận lợi. Khi kinh tế ổn định và có đủ chính sách hỗ trợ thiết thực, các cặp vợ chồng trẻ mới có thể tự tin bước vào hành trình làm cha mẹ.
Minh Anh
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội