Thứ hai 05/05/2025 16:43

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?

Theo báo cáo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ đã có những đề xuất mới về vấn đề đánh giá công chức.

Cụ thể, ngoại trừ Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, các quốc gia đánh giá công chức dựa trên hiệu suất làm việc, kết quả đánh giá là căn cứ để thưởng cũng như đưa ra những biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả làm việc của công chức.

“Họ không nặng về đánh giá các tiêu chí khó lượng hóa như chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; nếu công chức vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử giao tiếp sẽ bị xử lý kỷ luật…”, Bộ Nội vụ nêu.

Bộ Nội vụ đề xuất hướng giải quyết hiện tượng nể nang khi đánh giá công chức. Ảnh minh họa

Do đó, phương pháp đánh giá công chức của các quốc gia khác so với Việt Nam khi người có thẩm quyền và công chức được đánh giá ngồi tại một phòng riêng, công chức trình bày kết quả làm việc và tự nhận mức độ hoàn thành công việc. Người có thẩm quyền sẽ đánh giá, đưa ra nhận xét và tìm hiểu lý do tại sao công chức không làm việc hiệu quả như sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hay thiếu hụt về đào tạo, chuyên môn. Từ đó sẽ đề ra biện pháp hỗ trợ công chức giải quyết vấn đề của họ.

Ở Việt Nam hiện nay, công tác đánh giá nhiều khi mang tính hình thức, nể nang, né tránh và không gắn với đãi ngộ lương, thưởng. Vì vậy, Bộ Nội vụ cho biết Việt Nam cần xem xét sửa đổi quy định đánh giá, xếp loại kết quả làm việc của cán bộ, công chức theo hướng xây dựng quy trình đánh giá khách quan, minh bạch, thực chất, đảm bảo lượng hóa kết quả thực hiện công việc.

Đồng thời, tăng quyền hạn cho người sử dụng công chức trong việc đánh giá, đánh giá 1-1 (trong buổi đánh giá chỉ có người sử dụng và công chức được đánh giá), tránh tình trạng cả cơ quan cùng tham gia đánh giá sẽ gây ra tình trạng nể nang, e ngại, hình thức và không thực chất. Kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức phải là căn cứ duy nhất để thực hiện công tác bổ nhiệm, tăng lương và thưởng cho cán bộ, công chức.

Lê An
Bài viết cùng chủ đề: công tác cán bộ

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam