Thứ sáu 08/11/2024 01:39

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giày dự báo vẫn tăng cao

Năm 2019, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giày tại các nước xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn cao, đặc biệt Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thông tin được đưa ra tại Đại hội nhiệm kỳ VII 2019 - 2024 của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), diễn ra ngày 10/7 tại TP. Hồ Chí Minh.

Xuất khẩu khả quan

Báo cáo những kết quả đạt được của ngành da giày trong nửa đầu năm 2019, đại diện Lefaso cho biết, trong 6 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 10,33 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, giày dép đạt 8,53 tỷ USD, túi xách đạt 1,8 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất trong 6 tháng đầu năm là Mỹ, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ những kết quả trên, Lefaso dự báo, chỉ số sản xuất gia giày trong năm 2019 sẽ tăng từ 10-11%; tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 21,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018.

Về triển vọng thị trường các tháng cuối năm, theo nhận định của Lefaso, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giày tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn cao, riêng Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm đầu tư trong lĩnh vực da giày nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết.

Chú trọng tham vấn chính sách để ngành phát triển

Liên quan đến công tác bầu Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ VII, các thành viên của Lefaso đã bầu ông Nguyễn Đức Thuấn tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch của Lefaso trong giai đoạn 2019-2024.

This browser does not support the video element.

Trong nhiệm kỳ VII, Lefaso sẽ chú trọng tăng cường các hoạt động tư vấn Chính phủ trong việc ban hành các chính sách liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển nhằm đáp ứng các thay đổi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến chính sách của nhà nước, cung cấp thông tin chuyên ngành hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu da giày, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hội thảo, tham gia các hội chợ, triển lãm trong, ngoài nước.

Đánh giá cao những hoạt động trong nhiệm kỳ VI của Lefaso, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định, Hiệp hội đã làm tốt việc tham vấn chính sách, đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giày vượt qua những khó khăn, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cũng theo ông Hoài, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)… Tuy nhiên, có thể tận dụng được hay không thì Ban chấp hành nhiệm kỳ VII cần giải quyết các điểm nghẽn mà ngành đang gặp phải hiện nay và nổi cộm trong đó chính là vấn đề thương hiệu. Bởi hiện tại ngành da giày Việt vẫn nằm trong chuỗi gia công, doanh nghiệp chưa xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu của mình nên cần có giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho ngành trong thời gian tới.

Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày đạt 19,63 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hàng trăm nước trong đó có 50 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Hiện ngành da giày đang giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động, giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu trên thế giới và là một trong những ngành có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng