Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Theo các quy định của Luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quốc gia có thể sử dụng các công cụ, biện pháp thương mại, trong đó có chính sách thuế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

Một trong những công cụ thuế phổ biến nhất được nhiều nước vận dụng là thuế chống bán phá giá (Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO) với lý do hàng hóa nhập khẩu được bán tại nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nước xuất khẩu.

Để áp thuế, nước sở tại sẽ tiếp nhận đơn của các chủ thể trong nước để điều tra nếu có đủ bằng chứng, sẽ áp thuế chống bán phá giá tương đương với biên độ phá giá.

Kể từ khi Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đến nay, quốc gia này đã nhiều lần sử dụng các biện pháp, trong đó có thuế để hạn chế hàng hoá của Việt Nam như bán phá giá, trợ cấp Chính phủ, sử dụng nguyên liệu bất hợp pháp, thao túng tiền tệ, thâm hụt thương mại. Những biện pháp này được Hoa Kỳ áp dụng nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nội địa và thúc đẩy thương mại công bằng.

Chủ động trước hàng rào thuế quan

Thống kê từ những năm 2000 đến nay, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam liên tục rơi vào “tầm ngắm” của các biện pháp phòng vệ thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, trong đó phổ biến nhất là thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, đến các biện pháp khác, gần đây nhất là thuế đối ứng. Điển hình như nhóm hàng cá tra, cá basa bị áp thuế chống bán phá giá, rồi đến tôm đông lạnh, lốp xe, đồ gỗ, thép mạ và năm 2025 là hầu hết các hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Không chỉ có Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã đối mặt với hàng trăm vụ việc phòng vệ thương mại của nhiều quốc gia với nhiều nhóm mặt hàng.

Mặc dù vậy, với sự đồng hành của Chính phủ, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp Việt vẫn chủ động thích ứng một cách linh hoạt để vượt qua hàng rào thuế quan một cách ngoạn mục. Bởi lẽ các doanh nghiệp luôn ý thức được rằng, trong cuộc chơi cạnh tranh toàn cầu, những biện pháp phòng vệ thương mại và rào cản là điều đương nhiên. Chỉ có chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, thích ứng, tự mình lớn lên thì mới có thể tồn tại.

Một trong những giải pháp chủ động mà doanh nghiệp đã và đang làm là “thích ứng”, đối diện, đối thoại sòng phẳng với đối tác.

Thứ nhất, đối với các vụ việc liên quan đến thuế chống bán phá giá và những cáo buộc khác, doanh nghiệp Việt Nam đã “không im lặng” mà luôn chủ động hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương và cơ quan chức năng, thậm chí cả luật sư nước sở tại để chuẩn bị hồ sơ tài liệu một cách chi tiết, chứng minh chi phí; tăng cường đối thoại; nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của nguyên đơn. Đơn cử như trong vụ kiện cá tra, basa năm 2002, một số doanh nghiệp như Vĩnh Hoàn, Agifish đã thực hiện như vậy. Qua tiến trình điều tra, các doanh nghiệp đã được hưởng mức thuế thấp hơn đáng kể so với các đối thủ không hợp tác.

Thứ hai, để giảm sự rủi ro, phụ thuộc vào một thị trường, doanh nghiệp Việt Nam đã điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp vừa củng cố thị trường nội địa vừa đẩy mạnh tìm kiếm đối tác mới để đa dạng hóa thị trường.

Thực tế cho thấy, sau khi bị áp thuế cao trong vụ tôm đông lạnh năm 2004, nhiều doanh nghiệp như Minh Phú, Stapimex… đã chuyển hướng sang thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc để phân tán rủi ro, đồng thời tiếp tục giữ chỗ tại thị trường Mỹ bằng cách đầu tư vào quy trình kiểm soát chất lượng và hợp tác minh bạch với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).

Thứ ba, một trong những giải pháp quan trọng nhất là tái cấu trúc chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, đầu tư nhà máy, dây chuyền thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng với tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu.

Theo đó, các tập đoàn lớn sản xuất các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như thép, lốp xe đã chủ động đầu tư nhà máy sản xuất, tìm kiếm nguyên liệu đầu vào đa dạng; tăng tỷ lệ nội địa hoá để tránh cáo buộc là “lẩn tránh thuế”.

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt cũng thay đổi tư duy quản lý doanh nghiệp đến tư duy thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống ERP, kiểm toán độc lập, và số hóa dữ liệu để phục vụ việc đối chiếu chi phí, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ điều tra thuận lợi hơn. Đối với các biện pháp thuế hoặc hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp đã không coi đó là gánh nặng không may mắn mà cho rằng đó là xu hướng tất yếu, coi sự phòng vệ của đối tác là công cụ bảo vệ quyền lợi. Biến rào cản đó thành cơ hội hoàn thiện và là công cụ chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh, sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro.

Điểm lại những lần doanh nghiệp Việt vượt bão thuế quan của Hoa Kỳ
Với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp Việt sẽ vượt qua được những rào cản thương mại, trong đó có thuế quan (Ảnh minh hoạ)

Sự đồng hành của Chính phủ và Bộ Công Thương

Từ kinh nghiệm các vụ việc phòng vệ thương mại 2 chiều, đặc biệt là thuế, với vai trò là cơ quan Chính phủ, chịu trách nhiệm về quản lý ngành, Bộ Công Thương luôn nỗ lực đồng hành cùng các doanh nghiệp. Thể hiện vai trò “chỉ huy trưởng” từ hậu trường, xây dựng cơ chế phản ứng nhanh, tổ chức đàm phán cấp cao, đến hỗ trợ pháp lý.

Ngay sau khi có thông tin hay thông báo điều tra từ các cơ quan chức năng của các nước nguyên đơn, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch bài bản, khoa học, tuân thủ luật lệ quốc tế; giải quyết mọi việc theo hướng hợp tác, đối thoại, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của nguyên đơn. Bộ cũng thường xuyên tổ chức họp khẩn với doanh nghiệp, luật sư quốc tế và các cơ quan liên quan để đưa ra chiến lược ứng phó, thu thập dữ liệu và giải trình minh bạch. Điều này đã được các nguyên đơn và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Sau khi có đầy đủ cơ sở pháp lý, Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đàm phán. Sự vào cuộc chủ động này đã giúp nhiều doanh nghiệp được hưởng mức thuế thấp hơn so với nguyên đơn định đưa ra hoặc tránh được áp thuế bổ sung. Cùng với đó, bộ cũng đề xuất rà soát, sửa đổi bổ sung khung khổ pháp lý nhằm thích ứng với những quy định của nước nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Trong một báo cáo của Mỹ liên quan đến chính sách tiền tệ và sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ bất hợp pháp đã thừa nhận: “Hoa Kỳ đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải cách chính sách tiền tệ và minh bạch nguồn gốc gỗ. Đây là minh chứng cho tinh thần hợp tác cởi mở, thực chất.”

Song song với các biện pháp hành chính, Bộ Công Thương đã hỗ trợ xây dựng năng lực “phòng vệ” cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp từ thế bị động sang chủ động ứng phó. Theo đó, bộ đã thành lập Cục Phòng vệ Thương mại có chức năng nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp về cách tiếp cận hồ sơ, luật lệ phòng vệ thương mại quốc tế; hướng dẫn cho doanh nghiệp ứng phó với từng nhóm mặt hàng cụ thể.

Nhìn lại những vụ kiện từ năm 2022, có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đang trụ vững giữa các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có thuế quan mà còn khẳng định mình là đối tác thương mại đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó cũng minh chứng cho tinh thần vượt khó, sự thông minh và bản lĩnh thị trường trong cuộc chơi đầy khốc liệt.

Vì vậy, việc Hoa Kỳ áp thuế quan 46% lên hầu hết các hàng hóa nhập từ Việt Nam trong năm 2025 cũng sẽ sớm có lời giải. Bằng chứng là ngay sau khi có thông tin, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để tìm lời giải. Tin rằng, bằng các biện pháp ngoại giao, cùng sự nỗ lực, chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức như đã từng.

Vào tối 4/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Donald Trump và bày tỏ quan điểm sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng nhập từ Mỹ và đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng nhập từ Việt Nam.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động