Thứ bảy 21/12/2024 21:34

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.

Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý - Chuyên gia chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: "Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota và một số tập đoàn lớn mà tôi đã có dịp làm việc đều cho biết, họ mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp là doanh nghiệp trong nước, không được mới phải tìm đến nhà cung cấp bên ngoài để làm phụ kiện".

Các chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam. Ảnh ST

Đồng ý quan điểm cho rằng nhu cầu tìm kiếm các nhà sản xuất linh, phụ kiện tại Việt Nam của các tập đoàn nước ngoài đang rất lớn, PGS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng: Tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ có khoảng 10 nhà cung ứng linh kiện trong nước vào những năm 2017-2018, thì đến nay đã có khoảng 300 nhà cung cấp linh, phụ kiện là doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khoảng 100 nhà cung cấp là vendor cấp 1.

“Nếu các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hỗ trợ thì các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài sẽ có được lợi ích rất lớn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, lợi ích này lớn hơn rất nhiều so với việc các nhà đầu tư nước ngoài phải mang các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ các quốc gia khác đến Việt Nam để cung ứng linh, phụ kiện phục vụ sản xuất” – PGS, TSKH Nguyễn Mại nêu.

Trong khi đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp hỗ trợ đã và đang “bắt tay” với các tập đoàn hàng đầu thế giới để sản xuất linh, phụ kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu cho biết, nhu cầu linh, phụ kiện phục vụ sản xuất của các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam đang rất lớn và có xu hướng gia tăng, nhất là trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng lớn.

Tuy nhiên, cũng theo đại diện doanh nghiệp này, không phải đơn đặt hàng nào doanh nghiệp trong nước cũng có thể đáp ứng được bởi yêu cầu về thời gian giao hàng, về công nghệ và cả về vốn để đáp ứng đơn hàng rất khắt khe, trong khi nguồn lực của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước thì hạn chế. Đó là lý do, có khi đang cần việc làm nhưng doanh nghiệp đôi khi vẫn phải từ chối đơn hàng của các tập đoàn đa quốc gia.

Thực tế đã được chứng minh, nếu Việt Nam có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển thì không chỉ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, mà còn giúp gia tăng giá trị trong các sản phẩm xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ phát triển còn ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút được dòng vốn đầu tư từ trực tiếp nước ngoài các tập đoàn lớn, thu hút được các dự án FDI chất lượng cao, tạo thêm không gian cho doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Cần có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ảnh HD

Cần thêm cơ chế cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào công nghiệp hỗ trợ

Để tạo thuận lợi cho /chu-de/nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic hỗ trợ trong nước phát triển, thời gian qua nhà nước cũng có nhiều chính sách như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Gần đây nhất, đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Theo Quyết định, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Trong đó bao gồm các hoạt động: Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế; tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất…

Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ khá đa dạng, song theo các chuyên gia kinh tế, việc triển khai các chính sách ưu đãi với ngành công nghiệp hỗ trợ vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Một số điều kiện để hưởng ưu đãi trong quy định khá ngặt nghèo, chưa thật sự phù hợp, khiến cho các doanh nghiệp rất khó tiếp cận và khó đáp ứng được yêu cầu để hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, một hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam chưa có sự ràng buộc và cũng chưa khuyến khích để các doanh nghiệp nước ngoài tăng tính lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý cho rằng: Có một vấn đề đang tồn tại là, một số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng cuối cùng sau một thời gian lại chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Qua đó để thấy rằng, vấn đề ở đây chưa hẳn là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, mà là do chính sách vĩ mô đang có vấn đề, khiến cho ngành bất động sản tạo ra một lợi nhuận “quá kinh khủng”.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, nhiều doanh nghiệp cho biết, rất muốn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhưng cũng không làm được, vì làm thì không có lãi, trong khi cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ lại rất khó khăn.

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam nhưng không được. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý: Sự tìm kiếm đó hoàn toàn từ phía chủ động của các doanh nghiệp, nên chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Để sự tìm kiếm này thực sự mang lại hiệu quả, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý đưa ra đề xuất: Các cơ quan chức năng cần thực sự vào cuộc, chủ động kêu gọi tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu tìm kiếm những nhà cung cấp Việt Nam, gom vào thành một chương trình và có những chính sách kết nối với khu vực doanh nghiệp trong nước, thì khi ấy cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước sẽ rất lớn.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm