Thứ hai 30/12/2024 02:10

Nhiều lợi ích từ chương trình OCOP ở Hưng Yên

Chương trình OCOP tại Hưng Yên được triển khai đồng bộ và thành công, trở thành giải pháp phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình OCOP tại Hưng Yên đã được triển khai đồng bộ và thành công bước đầu, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, năm 2018, khi bước đầu triển khai xây dựng Đề án "Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” (Chương trình OCOP) trong điều kiện sản xuất nông sản, hàng hóa trong tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình còn hạn chế, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, nhất là sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh (chủ thể sản xuất), đến nay chương trình OCOP tại Hưng Yên đã có sự lan tỏa mạnh mẽ.

Tỉnh xác định các sản phẩm chủ lực, có lợi thế, tiềm năng tham gia đề án thuộc 6 nhóm, gồm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải, may mặc; trang trí, nội thất, đồ lưu niệm; dịch vụ du lịch nông thôn. Theo ông Lê Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, tính đến hết năm 2023, cấp huyện, cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận cho 252 sản phẩm OCOP; trong đó có 206 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 46 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

Đến ngày 31/12/2023, cấp huyện, cấp tỉnh ở Hưng Yên đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận cho 252 sản phẩm OCOP.

Về nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm có 211 sản phẩm; Đồ uống có 10 sản phẩm; Dược liệu và sản phẩm từ dược liệu thảo dược có 14 sản phẩm; Thủ công mỹ nghệ có 13 sản phẩm; Sinh vật cảnh có 4 sản phẩm.

Về chủ thể sản phẩm: Tổng số 97 chủ thể, trong đó có 49 hợp tác xã, 12 doanh nghiệp, 9 tổ hợp tác và 27 cơ sở sản xuất trên các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hưng Yên.

Thị xã Mỹ Hào có 14 sản phẩm, gồm có 11 sản phẩm đạt 3 sao, 3 sản phẩm đạt 4 sao. Thành phố Hưng Yên có 36 sản phẩm, với 31 sản phẩm đạt 3 sao, 5 sản phẩm đạt 4 sao. Huyện Yên Mỹ có 24 sản phẩm đạt 3 sao. Huyện Tiên Lữ có 22 sản phẩm, gồm 20 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao. Huyện Kim Động có 37 sản phẩm, với 25 sản phẩm đạt 3 sao, 12 sản phẩm đạt 4 sao và huyện Văn Lâm có 12 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo ông Lưu Quang Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu, địa phương xác định thực hiện chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững.

Giai đoạn 2023 - 2025, UBND các xã, thị trấn vận dụng các cơ chế chính sách, nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, chủ lực, tiềm năng của từng địa phương. Đồng thời chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu… theo hướng VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường.

Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025 có thêm 70 - 100 sản phẩm OCOP được công nhận. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ tín dụng, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP và hướng tới xuất khẩu. Ông Đào Hải Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Khoái Châu cho biết, huyện Khoái Châu phấn đấu đến năm 2025 có thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận, nâng tổng số sản phẩm được công nhận lên 68 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, 25/25 xã, thị trấn có sản phẩm này. Ngoài ra, 100% chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP được đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025 có thêm 70 - 100 sản phẩm OCOP được công nhận.

Tại huyện Kim Động, Hợp tác xã sản xuất rau quả và dịch vụ thương mại xã Đồng Thanh có khoảng 30 ha cam, bưởi sản xuất theo hướng VietGAP, các khâu sản xuất được hợp tác xã giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó, sản lượng cam mỗi năm đạt khoảng 200 tấn, với mẫu mã, chất lượng tốt.

Đại diện hợp tác xã cho biết, từ năm 2021 đến nay, sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, cam của Hợp tác xã có tem truy xuất nguồn gốc, tăng thêm uy tín trên thị trường, việc tiêu thụ ngày càng mở rộng, thuận lợi hơn các sản phẩm cùng loại và giá bán cao hơn so với sản xuất thông thường.

Theo định hướng đến năm 2025, gà Đông Tảo sẽ là một trong những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa trở thành sản phẩm xếp hạng 5 sao trong chương trình OCOP của tỉnh Hưng Yên.

Để hình thành và phát triển hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh và trong nước tại các điểm, theo ông Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 16 điểm giới thiệu và bán sản phẩm trên địa bàn tỉnh, tập trung ở các địa phương có điểm du lịch và các địa phương có sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên.

Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên là cơ quan chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch xây dựng những điểm này đến các địa phương, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, 100% cán bộ phụ trách về OCOP cấp huyện, xã; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các chuyên đề thuộc chương trình OCOP. Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025 có thêm 70 - 100 sản phẩm OCOP được công nhận, nâng tổng số sản phẩm lên 265 - 280 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Đưa các sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống tham gia chương trình nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Hưng Yên

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái