Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử Chuyển đổi số: Nông sản Việt Nam tăng cơ hội 'chinh phục' nhiều thị trường khó tính |
Việc đưa nước mắm nhĩ cá cơm Dì Mười Tiếp lên các sàn thương mại điện tử như Sàn Việt không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn mà còn thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chế biến thực phẩm truyền thống, giúp sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ và xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng.
Đặc sản của vùng biển Phan Thiết
Là một trong những sản phẩm truyền thống đặc trưng và nổi bật của vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận), hàng chục năm qua, nước mắm nhĩ cá cơm Dì Mười Tiếp đặc biệt được du khách đến địa phương ưa chuộng và lựa chọn để làm quà sau mỗi chuyến đi.
Được chế biến từ những chú cá cơm tươi ngon, được đánh bắt trực tiếp từ biển Phan Thiết, nước mắm Dì Mười Tiếp mang đậm hương vị biển. Với công thức ủ mắm được lưu truyền gần 40 năm nay, sản phẩm này gây thương nhớ với khách hàng nhờ hương vị đặc trưng, chất lượng vượt trội.
Nhiều năm qua, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Dì Mười Tiếp vẫn giữ được quy trình làm nước mắm từ xa xưa để giữ được độ tinh khiết, độ mặn, sự thơm ngon đặc trưng của nước mắm truyền thống địa phương.
Quy trình sản xuất của nước mắm Dì Mười Tiếp là sự kết hợp giữa những phương pháp chế biến truyền thống và sự tỉ mỉ trong từng khâu, từ việc chọn lựa cá cơm tươi ngon, đến việc ủ cá với muối biển trong các lu sành, đến khi nước mắm đã lên men tự nhiên qua nhiều tháng.
Các lu nước mắm được phơi dưới trời nắng. Ảnh: Gia Mỹ |
Với tỷ lệ trộn 3 cá – 1 muốn độc đáo, cùng với quá trình ủ từ 12 đến 24 tháng (tùy thuộc vào kích thước của cá, nước mắm truyền thống Dì Mười Tiếp có sắc vàng óng ánh của nước mắm truyền thống với mùi hương thoang thoảng, vương vấn nơi cánh mũi khiến người đã nếm thử một lần sẽ khó quên.
Với việc được chứng nhận OCOP 3 sao và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, nước mắm Dì Mười Tiếp được Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận hỗ trợ để đầu tư vào dây chuyền đóng chai, tiệt trùng cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua tem nhãn, hộp, thùng… để nâng tầm sản phẩm, dễ dàng chinh phục các thị trường khó tính.
Ngoài ra, sản phẩm cũng đang được bày bán rộng rãi trên Sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận, kết nối với sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh thành Sàn Việt (sanviet.vn), qua đó, có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường mạnh mẽ với chi phí thấp.
Đón đầu xu hướng phát triển thương mại điện tử, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Dì Mười Tiếp nhận được sự hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận để nâng cao kiến thức, kỹ năng vận hành và bán sản phẩm trên sàn; các thức triển khai các chiến dịch truyền thông với chi phí thấp thông qua sàn thương mại điện tử; ứng dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, các đơn vị vận chuyển… để xây dựng quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả.
Sàn Việt là cầu nối sản phẩm địa phương với thị trường
Việc chuyển đổi số và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử không còn là xu hướng mà đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Những sản phẩm đặc trưng địa phương của tỉnh Bình Thuận như nước mắm Dì Mười Tiếp cũng không nằm ngoài cuộc chơi này.
Đến nay, đã có hàng chục doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã đưa hàng trăm sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản… lên Sàn thương mại điện tử Bình Thuận (www.binhthuan.sanviet.vn) do Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng.
Qua đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của địa phương được kết nối hiệu quả với đối tác, người tiêu dùng không chỉ trong mà ở ngoài tỉnh. Đây là nền tảng rất quan trọng, tạo cầu nối để các sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn ra thị trường trong nước một cách mạnh mẽ.
Ưu điểm lớn nhất của việc đưa sản phẩm lên Sàn Thương mại điện tử Bình Thuận là khả năng tiếp cận với một lượng khách hàng lớn từ nhiều địa phương khác nhau. Trước đây, sản phẩm chủ yếu được bán tại địa phương hoặc các cửa hàng truyền thống, nhưng qua sàn thương mại điện tử, sản phẩm đã vượt ra ngoài phạm vi của Bình Thuận, tiếp cận với khách hàng, đối tác cả nước.
Việc triển khai hiệu quả thương mại điện tử cũng giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiết kiệm phần lớn chi phí trong việc thuê mặt bằng bán hàng, nhân sự quản lý cửa hàng, cũng như các chi phí truyền thông khác. Các công cụ quảng bá của sàn thương mại điện tử, như quảng cáo trực tuyến, khuyến mãi giảm giá, giúp sản phẩm được nhận diện rõ ràng hơn, thu hút người tiêu dùng hơn.
Ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, cho biết, để đón đầu phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cần có nhân viên chuyên trách về thương mại điện tử; kết nối và thực hiện việc thường xuyên cập nhật sản phẩm, hình ảnh, thông tin lên sàn thương mại điện tử; sử dụng các hình thức quảng bá, tiếp thị thông qua những kênh thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh; tích cực tham gia bán hàng qua các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước…
Sàn thương mại điện tử Bình Thuận được tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành.
Đây là một dự án quan trọng, được phát triển với mục tiêu kết nối các sàn thương mại điện tử địa phương, tạo thành một hệ sinh thái thương mại điện tử vững mạnh. Sàn Việt (sanviet.vn) không chỉ hỗ trợ kết nối người sản xuất và người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương.
Sàn Việt (sanviet.vn) mang sứ mệnh tạo ra một mạng lưới giao thương trực tuyến mạnh mẽ và hiệu quả nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa các tỉnh, thành lớn và các địa phương.
Với thế mạnh của mình, Sàn Việt (sanviet.vn) đang góp phần tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử; định hướng các địa phương lựa chọn, tập trung phát triển các sản phẩm có trọng tâm theo tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP… để truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua thương mại điện tử, đẩy mạnh hoạt động giao dịch trực tuyến, tăng doanh số bán hàng, tìm kiếm các đối tác, đơn hàng lớn… Thông qua đó, các sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ xây dựng được thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp, tạo dựng được niềm tin với khách hàng để chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ.
Thông qua Sàn Việt (sanviet.vn), các sản phẩm từ các tỉnh, thành sẽ được quảng bá rộng rãi hơn, không chỉ trong nước mà còn trên các thị trường quốc tế. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm địa phương mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số của cả nước, giúp nền kinh tế chuyển mình từ các ngành truyền thống sang các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thương mại điện tử.