Chủ nhật 22/12/2024 11:05

Người vùng cao Bắc Hà làm giàu từ chè Shan tuyết

Hiện Bắc Hà nổi tiếng là thủ phủ cây chè Shan tuyết của Lào Cai. Chè Bản Liền là sản phẩm Ocop 3 sao đầu tiên của tỉnh đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ và châu Âu.

Đặc biệt, chè Shan tuyết cổ thụ Bắc Hà được xếp hạng sản phẩm Ocop 3 sao, đợt 2 năm 2022. Từ phát triển cây chè Shan tuyết đã giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất vùng cao này.

Hiện toàn huyện Bắc Hà có 1.116ha chè; trong đó, 696,94ha chè Shan tuyết được chứng nhận hữu cơ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, thu hoạch được 2.048 tấn chè búp tươi đạt 41,2% kế hoạch, tăng 126,5% so với cùng kỳ, tương đương 393,8 tấn chè khô, giá chè búp tươi thu mua ổn định, tăng nhẹ, với giá trung bình 17 ngàn 500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với năm 2022, giá trị ước đạt trên 34 tỷ đồng.

Nông dân Bản Liền vui mừng mùa thu hoạch chè Shan tuyết năm 2023

Đồng thời, huyện Bắc Hà cũng đã triển khai trồng mới 156ha/215ha đạt 72,6% kế hoạch năm 2023 và trồng dặm các diện tích chè bị mất khoảng, chủ yếu tập trung tại 02 vùng chuyên canh chè Shan tuyết nổi tiếng trong nước và thế giới: Bản Liền và Tả Củ Tỷ.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, huyện Bắc Hà phấn đấu trồng mới thêm 59ha chè Shan tuyết, đạt 100% kế hoạch trồng mới 215ha, nâng tổng diện tích chè toàn huyện đạt 1.175ha, sản lượng ước đạt 4.970 tấn, giá trị ước đạt 84,490 tỷ đồng chiếm 6,4% tổng giá trị ngành nông nghiệp, tăng 20,8% giá trị so với năm 2022.

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ Hoàng Thu Phố - Bắc Hà được công nhận là cây di sản Việt nam mở ra cơ hội gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Bắc Hà đã và đang chú trọng giữ gìn, phát triển vùng chè Shan tuyết Bản Liền, Tả Củ Tỷ và Hoàng Thu Phố đã và đang đem lại lợi ích kép khi đã thu hút đông đảo du khách đến với Bắc Hà, tạo động lực phát triển du lịch nông nghiệp bền vững.

Đặc biệt ngày 28/6/2023, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, xét duyệt hồ sơ và kết luận công nhận quần thể 105 cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là Cây Di sản Việt Nam. Đây là tín hiệu vui, mở ra cơ hội mới bảo tồn, phát triển cây chè Shan tuyết gắn với du lịch nông nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ chú trọng phát triển vùng chè tuyết Shan hữu cơ Bản Liền, nâng cao chất lượng chè ở các xã khác như Thải Giàng Phố, Tả Củ Tỷ, Nậm Khánh, Tả Văn Chư... các xã chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền.

Từ năm 2004, khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn ít được nhắc tới thì sản phẩm chè hữu cơ Bản Liền đã có “visa” để đến với người tiêu dùng châu Âu. Từ năm 2010, sản phẩm chè Shan Tuyết hữu cơ chủ yếu xuất sang thị trường khó tính Pháp và Mỹ.

Tuy nhiên, để “đặt chân” được vào thị trường khó tính châu Âu, sản phẩm chè của địa phương phải tuân thủ đầy đủ 25 tiêu chuẩn nghiêm ngặt do các tổ chức quốc tế quy định. Do đó, bà con đã chủ động sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Hiện nay, sản phẩm chè Bản Liền được canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi hộ trồng chè đều có mã số, sổ sách ghi chép và tuân thủ các quy định về chăm sóc, thu hái, vận hành dây chuyền chế biến và phân loại chè thành phẩm.

Trong 3 năm qua, sản lượng xuất khẩu của chè Bản Liền tăng trung bình 10-15%/năm. Bình quân mỗi năm, doanh thu từ chế biến và tiêu thụ chè của Bản Liền đạt hàng chục tỷ đồng.

Dự kiến, vùng chè Shan Tuyết của Bắc Hà sẽ tiếp tục được mở rộng, đến năm 2025 đạt 1.500ha, tăng 803ha so với năm 2022; đồng thời thực hiện cải tạo, thay thế diện tích chè già cỗi, trồng bổ sung đảm bảo mật độ, tập trung thâm canh tăng năng suất chè kinh doanh.

Nhờ thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá thu mua chè cao, ổn định. Đặc biệt, thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường châu Âu có nhu cầu tiêu thụ cao sản phẩm Hồng Trà. Do đó, hợp tác xã chè Bản Liền đã tăng cường thu mua búp chè tươi có chất lượng tốt để chế biến xuất khẩu. Đây thực sự là tín hiệu tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu chè địa phương, giúp bà con nông dân vùng cao Bắc Hà yên tâm gắn bó với cây chè Shan tuyết.

Tráng Xuân Cường
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số