Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển kinh tế vùng và khu kinh tế hiệu quả hơn

Phát triển kinh tế vùng là một chủ trương lớn của Đảng, trong nhiệm kỳ 2016-2020, phát triển kinh tế tại các vùng đã có những chuyển biến tích cực, song tính liên kết giữa các vùng vẫn còn lỏng lẻo, kết nối nội vùng và liên vùng còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách phát triển giữa các vùng còn lớn... Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, yêu cầu trong giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế và khu kinh tế hiệu quả hơn.

Phát triển vùng còn khó khăn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng và các tiểu vùng, đô thị, gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn, trong 5 năm 2016-2020, tại các vùng kinh tế chủ yếu trên cả nước đã khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng để phát triển. Trong đó, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, được đánh giá là đã tập trung phát triển mạnh các ngành có lợi thế như thuỷ điện; kinh tế cửa khẩu; khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm sản. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao vào hoạt động. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô lớn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, khu du lịch, năng lượng tái tạo, đồng thời phát triển nhanh kinh tế biển. Vùng Tây Nguyên, đã tập trung phát triển lĩnh vực thuỷ điện, khai thác, chế biến bô-xít, cây công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Vùng Đông Nam Bộ, phát huy được vai trò đầu tàu, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách của cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục phát triển mạnh các ngành có lợi thế như nuôi trồng thủy, hải sản, cây ăn quả, du lịch...

Giai đoạn 2016-2020, một số công trình hạ tầng kết nối vùng đã được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đẩy mạnh đô thị hoá và tăng cường liên kết vùng. Một số cực tăng trưởng, vùng lãnh thổ, đô thị lớn mang tính động lực phát triển đã tiếp tục phát huy vai trò và tác động lan toả. Tốc độ đô thị hoá tại các vùng tăng nhanh, tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 ước đạt 39,3% (đạt mục tiêu) và bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn...

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển kinh tế vùng và khu kinh tế hiệu quả hơn
Một nét chấm phá Vùng Trung du miền núi phía Bắc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tính liên kết giữa các vùng kinh tế trong phát triển vẫn còn lỏng lẻo; kết nối giao thông giữa các tỉnh trong nội vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền vẫn còn có sự chênh lệch lớn… cần có thêm giải pháp để khắc phục.

Định hướng giai đoạn 2021-2025

Một nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đề ra giai đoạn 2021-2025 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, cao hơn mức tăng bình quân giai đoạn 2016-2020, đó là, phát triển các vùng và khu kinh tế hiệu quả hơn.

Nghị quyết Đại hội XIII yêu cầu, nghiên cứu phân vùng phù hợp, nâng cao chất lượng quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành; khai thác và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực, tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp lý về vùng; nghiên cứu hệ thống luật pháp quy định về chính quyền địa phương phù hợp, ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng.

Tại mỗi vùng kinh tế, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đưa ra định hướng cụ thể: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Khai thác hiệu quả gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản. Phát triển kinh tế vùng biên, tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu. Tăng cường liên kết nội vùng và với vùng Đồng bằng Sông Hồng, Thủ đô Hà Nội. Khai thác thế mạnh về bản sắc văn hoá và điều kiện thiên nhiên để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, kiến trúc đô thị mang dấu ấn 1.000 năm văn hiến, đậm đà bản sắc văn hoá của dân tộc, an ninh, an toàn. Tập trung phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ hiện đại như điện tử, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, du lịch, viễn thông. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với công nghiệp chế biến; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hoá gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất, hiệu quả cây công nghiệp, chăn nuôi; khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hoá dầu, luyện kim. Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hình thành và phát triển các trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng, lịch sử, tâm linh, di sản, sinh thái… mang tầm khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá...

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển kinh tế vùng và khu kinh tế hiệu quả hơn
Hình ảnh Vùng Đồng bắng sông Cửu Long. Ảnh minh họa

Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng. Phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin và nhôm, bảo đảm tuyệt đối an toàn môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông, rút ngắn thời gian và khoảng cách kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các địa phương, đô thị ven biển.

Vùng Đông Nam Bộ: Phát triển hiệu quả các đô thị lớn và Thành phố Hồ Chí Minh; thiết lập cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong xây dựng kinh tế số, xã hội số và các ngành sản xuất, dịch vụ tiên tiến. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị “Mộc Bài - TP Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải” gắn với hành lang kinh tế xuyên Á. Sắp xếp lại, nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng hàng không, hạ tầng giao thông đô thị hiện đại, phát triển Cảng biển Cái Mép - Thị Vải thực sự là cảng trung chuyển quốc tế và các dịch vụ hậu cần cảng biển. Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy mạnh liên kết phát triển và phát triển hạ tầng giao thông kết nối với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả sản xuất lương thực, thuỷ sản, hoa quả gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch văn hoá lễ hội, dịch vụ và kinh tế biển, đảo. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển. Xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông. Tập trung xây dựng phát triển thành phố đảo Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cũng yêu cầu: Phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế phù hợp với đặc trưng của vùng, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả và đổi mới cơ chế quản lý, mô hình phát triển các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch để trở thành động lực phát triển vùng. Phát triển các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp mới, áp dụng các cơ chế quản lý và phương thức phát triển thuận lợi, có hiệu quả cao hơn về kinh tế - xã hội...

Xây dựng đồng bộ và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Phát triển các ngành kinh tế biển có lợi thế như du lịch và dịch vụ biển, khai thác dầu khí và các tài nguyên biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới…

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Quản lý các Khu kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Xem thêm